Cấu tạo của băng dính
Ngày đăng: 26/11/2018, 02:19
Băng dính là dụng cụ được sử dụng cực kỳ phổ biến trong các ngành công nghiệp bao bì, đóng gói hàng hóa, văn phòng phẩm, và cả trong đời sống hàng ngày của con người. Quen thuộc và phổ biến như vậy, nhưng liệu bạn có biết băng dính được làm từ gì? Có cấu tạo như thế nào và cách chọn mua ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Cấu tạo của băng dính
Về cơ bản thì hầu hết các loại băng dính đều có cấu tạo như nhau, bao gồm một phần lõi và một phần băng dính (băng keo). Trong đó:
*Lớp lõi: thường được làm từ nhựa hoặc là giấy bìa với dạng hình tròn, rỗng. Bộ phận này nằm ở tâm, là nơi để quấn các lớp băng keo vào nhau và tạo thành cuộn sản phẩm. Phần lõi này không có giá trị sử dụng, khi dùng hết băng keo thì người ta sẽ vứt đi, vì thế nên thường được làm từ các chất liệu rẻ tiền. Tuy nhiên, băng dính có lõi bằng nhựa sẽ đắt hơn so với loại có lõi bằng bìa giấy. Nguyên nhân là vì loại có lõi bằng nhựa sẽ hạn chế nguy cơ bị biến dạng cuộn keo trong quá trình vận chuyển và bảo quản, khi bị các vật nặng đè lên.
*Lớp băng keo: là thành phần cốt yếu, có tác dụng tạo sự kết dính và có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, tùy từng nhà sản xuất và tùy từng mục đích sử dụng.
Lớp băng keo cũng có 2 phần:
+Phần lớp màng: được làm từ vật liệu mềm, dai, mỏng với đặc điểm là có khả năng đàn hồi. Ngoài ra, các sảm phẩm đắt tiền còn có khả năng chống nước, chống điện, chịu được nhiệt độ cao. Tác dụng của phần màng này là nhằm giữ lớp keo dính mỏng phía trong.
Tùy vào loại băng dính mà lớp màng sẽ được làm từ các loại vật liệu khác nhau, chẳng hạn như PVC, BOPP, giấy kraft, vải, giấy sợi thủy tinh, giấy bạc,...
Với các dòng sản phẩm thông thường thì lớp màng gắn liền với lớp băng keo cả trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên cũng có các dòng đặc biệt hơn, khi sử dụng thì sẽ phải bỏ lớp màng này đi, chẳng hạn như băng dính 2 mặt.
+Lớp keo: đây là thành phần cơ bản, có khả năng bám dính chặt vào các loại vật liệu khác và cũng có rất nhiều loại như: acrylate copolymer, nhựa thông hydro hóa, BOP, DO… mỗi loại có một đặc điểm riêng, tùy thuộc vào yêu cầu ứng dụng mà nhà sản xuất sẽ lựa chọn loại phù hợp. Riêng với các dòng sản phẩm đặc biệt, đắt tiền thì còn được pha trộn thêm chất giúp chống oxy hóa, kéo dài tuổi thọ bám dính trong thời gian dài.
2. Một số lưu ý khi chọn mua băng keo
Khi mua băng keo, để chọn được sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng thì bạn cần lưu ý tới một số điều như sau:
+Màng keo: hiện nay trên thị trường có các loại màng có độ dày thông dụng nhất là 40, 43 và 50 mic, trong đó loại 50 mic là có độ dính cao hơn cả, thích hợp sử dụng đóng gói, dính các thùng hàng lớn, nặng, khối lượng lớn.
+ Xuất xứ của băng dính: hầu hết các loại băng dính hiện nay trên thị trường đều được nhập khẩu về từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quóc, Malaysia... trong đó, các loại được nhập từ Trung Quốc thường có giá thành rẻ, keo có mùi hôi, khi dán thì khá dính nhưng sẽ bị bong hoặc chảy keo sau một thời gian ngắn. Còn lại, hàng từ Đài Loan, Hàn Quốc... có giá thành cao hơn nhưng chất lượng ổn định hơn và được khuyên dùng.
ĐT