Bếp từ dùng được nồi gì?

Bếp từ có ưu điểm là khả năng đun nấu nhanh, tiết kiệm điện nhưng có nhược điểm lớn là kén nồi sử dụng để nấu nướng. Đây cũng chính là băn khoăn của nhiều chị em nội trợ không biết chọn nồi nào phù hợp cho bếp từ. Vậy bếp từ cần sử dụng loại nồi nào? Tham khảo bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một vài kinh nghiệm hữu ích nhé!


1. Nguyên nhân bếp từ không nhận nồi


Nồi sử dụng cho bếp từ phải làm bằng vật liệu nhiễm từ hoặc có đáy nhiễm từ, có như vậy thì mới đạt hiệu quả đun nấu tốt nhất cũng như kéo dài tuổi thọ sử dụng của bếp.


Nguyên lý hoạt động của bếp từ là sử dụng dòng điện từ để làm nóng trực tiếp nồi nấu. Do vậy, nồi thích hợp nấu trên bếp từ tốt nhất được làm bằng các vật liệu như: thép, gang, men sắt, thép không gỉ hoặc inox với bề mặt đáy phẳng và có đường kính từ 10cm.


Bếp từ không nhận các loại nồi bằng bằng vật liệu thủy tinh, đồng, nhôm hoặc nồi có đáy cong hoặc lõm và đường kính nhỏ hơn 10cm. Nguyên nhân là do các loại nồi này không làm nóng được trên bếp từ hoặc có hiệu suất nhiệt thấp, khi nhiệt lượng tạo ra không đủ để cuộn dây của bếp nóng lên, điều này có thể gây nguy hiểm cho bếp từ của bạn.



2. Những loại nồi dùng cho bếp từ


+ Nồi có đáy nhiễm từ


Như chúng tôi đã nói, nồi sử dụng nấu trên bếp từ phải có đáy nhiễm từ. Để kiểm tra thì bạn chỉ cần dùng cục nam châm đặt vào đáy nồi. Nếu nam châm dính chặt vào đáy nồi thì có nghĩa nồi đó có thể nấu được trên bếp từ. Hoặc bạn có thể kiểm tra bằng cách xem các nhãn được dán trên nồi hoặc đáy nồi, nếu có dòng chữ “Inducation” hoặc ký hiệu “từ trường” là nồi đó có thể sử dụng được.

 


+ Nồi lẩu cho bếp từ


Loại nồi này được làm bằng inox nhiễm từ, thường được thiết kế duy nhất 1 đáy. Ưu điểm của loại nồi này là khả năng truyền nhiệt nhanh, mỏng đảm bảo tốc độ nấu nhanh nhất có thể.


+ Nồi 3 đáy


Nồi 3 đáy có nghĩa là lớp đáy gồm có 3 lớp gồm dưới cùng là thép nhiễm từ - lớp giữa là nhôm – lớp trên cùng là thép chịu mài mòn cao chịu được muối và axit. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm nồi inox trên thị trường đều có thiết kế tối thiểu 3 đáy, nồi có đặc tính sử dụng hiệu quả, chịu mài mòn tốt, mẫu mã đa dạng, giá thành lại phải chăng.

 


+ Nồi 5 đáy


Nồi 5 đáy có cấu tạo gồm: dưới cùng là thép nhiễm từ - 3 lớp ở giữa làm nhiệm vụ truyền nhiệt và gia cố định hình chịu lực sản phẩm – lớp trên cùng là chịu mài mòn và axit. Đối với nồi 5 đáy thì chỉ có lớp đáy mới hút nam châm không giống như nồi 1 đáy trên dưới đều hút nam châm nhé.


+ Nồi 7 đáy


Là loại nồi xen kẽ giữa inox nhiễm từ, nhôm và inox chống mài mòn giống như nồi 5 đáy. Tuy nhiên, những mẫu nồi 7 đáy thường có trọng lượng rất nặng, nhưng chính vì nặng mà nồi này có khả năng chống cong vênh tốt hơn những loại nồi khác. Bên cạnh, nồi có lớp đáy càng dày thì tốc độ nấu càng chậm, đồng thời sẽ giảm tốc cực nhiều nấu bạn nấu trên bếp hồng ngoại, còn nấu trên bếp gas sẽ rất tốn gas.

 


Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ những mẫu nồi phù hợp với bếp từ cho bạn tham khảo. Hy vọng đã giúp bạn có được kinh nghiệm để lựa chọn bộ nồi phù hợp sử dụng cho bếp từ nhà mình nhé!


Lê Hằng