Những loại nồi thích hợp cho bếp từ

Ngày nay, khá nhiều chị em phụ nữ chọn bếp từ làm phương tiện để nấu nướng món ăn cho gia đình mình. Ưu điểm của bếp từ là giúp tiết kiệm năng lượng, bếp nấu nhanh chín thức ăn, tiêu thụ năng lượng hơn so với bến gas hay bếp điện. Tuy nhiên, bếp từ có đặc tính kén nồi nên việc lựa chọn nồi, chảo cho bếp từ là vấn đề mà nhiều người băn khoăn. Để giúp bạn có thêm kinh nghiệm, dưới đây chúng tôi xin gợi ý cách chọn nồi thích hợp với bếp từ cho bạn tham khảo:


1. Cách nhận biết nồi dùng được cho bếp từ


+ Nồi sử dụng cho bếp từ phải có đáy nhiễm từ, để kiểm tra bạn chỉ cần dùng nam châm đặt dưới đáy nồi, nếu nam châm và đáy nồi hút nhau thì nồi đó sử dụng được cho bếp từ. Ngược lại thì không dùng để nấu trên bếp từ được.

 


+ Hoặc cách đơn giản nhất là bạn quan sát dấu hiệu “Induction” hoặc biểu tượng lò xo dưới đáy nồi hoặc tên tem sản phẩm có ghi rõ có thể sử dụng cho bếp từ.



2. Một số loại nồi sử dụng nấu cho bếp từ


+ Nồi lẩu cho bếp từ


Sản phẩm được làm hoàn toàn bằng inox nhiễm từ, loại này thường được thiết kế duy nhất 1 đáy, với khả năng truyền nhiệt nhanh và mỏng đảm bảo tốc độ nấu nhanh hơn những loại bếp khác. Bạn nên mua sản phẩm của những hãng sản xuất uy tín để sản phẩm đạt chất lượng tốt, an toàn.


+ Nồi 3 đáy


Là nồi có 1 đáy và 3 lớp, 3 lớp gồm: dưới cùng là thép nhiễm từ, giữa là nhôm và trên cùng là thép chịu mài mòn, muối và axit. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm nồi bếp từ đều sử dụng tối thiểu là 3 lớp đáy giúp sử dụng hiệu quả, bền và tiết kiệm điện tối đa.

 


+ Nồi 5 đáy


Nồi 5 đáy sẽ gồm các lớp như: dưới cùng là thép nhiễm từ, 3 lớp giữa có nhiệm vụ truyền nhiệt và gia cố định hình chịu lực sản phẩm, còn lớp trên cùng có khả năng chịu mài mòn, axit hoàn toàn không hút nam châm như nồi 1 đáy.


+ Nồi 7 đáy


Là nồi inox xen kẽ giúp inox nhiễm từ, nhôm và inox chống mài mòn giống như nồi 5 đáy. Tuy nhiên, các sản phẩm nồi 7 đáy thường có trọng lượng rất nặng, nhưng do kết hợp từ nhiều lớp nên khả năng chống cong vênh sẽ tốt hơn nhiều so với loại nồi 3 đáy. Nhược điểm của nồi 7 đáy là do nhiều đáy nên tốc độ nấu chậm, nhất là khi nấu bằng bếp hồng ngoại hoặc bếp gas.



3. Nguyên nhân và cách khắc phục bếp từ không nhận nồi


+ Đặt nồi không đúng vị trí


Nếu bạn đặt phần đáy nồi lệch hẳn với vị trí của vùng nếu thì bếp sẽ không ngận được nồi và sẽ cảnh báo lỗi. Với trường hợp này cách khắc phục cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đặt đáy nồi đúng vào vị trí vùng nấu của bếp là bếp sẽ hoạt động bình thường trở lại.


+ Nồi không tương thích


Do bếp từ khá kén nồi, do vậy nếu bạn dùng nồi không tương thích thì bếp từ sẽ không nhận và không nấu được. Bếp từ hoạt động theo nguyên lý cảm ứng từ nên chỉ những nồi có phần đáy nhiễm từ, bộ nồi inox thì mới hoạt động được.


Vì vậy, bạn nên mua những loại nồi nhiễm từ, có các ký hiệu biểu thị rõ ràng được dập nổi dưới mặt của phần đáy nồi.

 


+ Phần cảm biến hoặc IC bị hỏng


Nếu bếp từ có phần cảm biến và IC bị hỏng thì việc nhận diện nồi sẽ kém hoặc không nhận được. Đối với trường hợp này bạn không tự khắc phục mà nên nhờ đến đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ nhé.


Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên đã giúp bạn chọn cho mình bộ nồi bếp từ để thực hiện nấu nướng được hiệu quả, an toàn để có được những món ăn ngon cho gia đình mình nhé.


Lê Hằng