Phân loại và ứng dụng của các loại bu lông
Ngày đăng: 20/12/2018, 01:40
Mỗi loại bu lông được sản xuất có kích thước, vật liệu và phương pháp chế tạo khác nhau sẽ phục vụ cho mục đích sử dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Do đó, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phân loại và ứng dụng của các loại bu lông trong bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
1. Phân loại bu lông
Bu lông là một sản phẩm cơ khí được dùng để lắp ráp, ghép nối các chi tiết lại với nhau, thường có dạng hình trụ. Tùy thuộc vào chất liệu và hình dáng mà chúng ta có thể phân bu lông thành các loại như sau:
- Phân loại bu lông theo chức năng:
+ Bu lông liên kết: Loại bu lông này được sử dụng rộng rãi trong các kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng, các chi tiết máy cố định.
+ Bu lông kết cấu: Loại này được dùng trong những kết cấu thường xuyên chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm…
- Phân loại bu lông theo phương pháp chế tạo:
+ Bu lông thô: Đây là loại bu lông được chế tạo bằng thép tròn, chỉ được sử dụng trong một số chi tiết không quan trọng vì có độ chính xác kém.
+ Bu lông nửa tinh: Là loại được chế tạo thủ công như bu lông thô nhưng được gia công thêm phần đầu, loại bỏ bavia.
+ Bu lông tinh: Loại này được chế tạo cơ khí, có độ chính xác cao, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
+ Bu lông siêu tinh: Được gọi là bu lông siêu tinh vì được sản xuất bằng dây chuyền công nghiệp, có yêu cầu khắt khe về độ chính xác. Loại bu lông này được sử dụng cho những chi tiết đặc biệt, đòi hỏi độ chính xác cao.
- Phân loại bu lông theo vật liệu chế tạo:
+ Bu lông đồng, nhôm, kẽm…: được chế tạo từ các hợp kim màu, kim loại màu nên có thể sử dụng cho việc lắp ghép, kết nối những chi tiết đòi hỏi yêu cầu cao như điện, điện tử, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…
+ Bu lông thép cacbon, thép hợp kim: loại này chỉ có độ bền tương đối nên chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong sản xuất thông dụng.
2. Một số sản phẩm bu lông
- Bu lông neo móng: là loại được sử dụng để liên kết móng bê tông với cột cần định vị. Loại này có nhiều hình dạng như kiểu chữ L, J, LA, JA hay kiểu chốt chẻ và thường được làm bằng inox.
- Bu lông mạ crôm, mạ kẽm: đây là một trong những loại bu lông siêu tinh, chuyên dụng tại những vị trí chịu lực lớn, có yêu cầu đặc biệt do chủ đầu tư chỉ định. Bu lông mạ ít chịu ảnh hưởng của môi trường và hóa chất bên ngoài tác động.
- Bu lông cường độ cao cấp bền 8.8: loại bu lông này được sử dụng phổ biến trong lắp đặt nhà tiền chế, nhà xưởng, khu công nghiệp… ở nơi phải chịu tải trọng lớn như lắp đặt đường ray tàu hỏa, lắp ghép toa chở hàng…
3. Ứng dụng của bu lông
- Bu lông cấp bền, bu lông neo, bu lông nở… là những loại được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực xây dựng, cơ khí, giao thông vận tải.
- Khi sử dụng trong các công trình biển, những loại bu lông mạ kẽm, bu lông inox chống rỉ sét là lựa chọn hàng đầu.
- Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay, những loại bu lông siêu tinh đáp ứng các tiêu chí khắt khe về yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.
- Bu lông lục giác tròn, đầu chìm hoặc bu lông lục giác ren lửng được ứng dụng trong chế tác sản phẩm từ gỗ.
- Không chỉ dừng lại ở những ngành nghề trên, bằng sự sáng tạo nhiều người đã biến bu lông thành các món đồ thủ công mỹ nghệ đầy tinh xảo.
Trong bài viết trên, chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn cách phân loại và ứng dụng của một số loại bu lông. Nếu còn điều gì thắc mắc hay muốn được tư vấn cụ thể về sản phẩm bạn đang tìm kiếm, liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay bây giờ.
K.Châu