Các loại dao tiện ren

Trong ngành gia công cơ khí, dao tiện ren được nhắc đến khá nhiều. Song, vẫn có không ít người chưa biết loại dao này được cấu tạo ra sao, thị trường có các loại dao tiện ren nào và cách mài dao tiện ren hiệu quả nhất là đâu? Thấu hiểu điều đó chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ các thông tin và gửi đến bạn đọc ngay trong bài viết sau đây.

1. Cấu tạo của dao tiện ren

Dao tiện ren được cấu tạo gồm hai bộ phận chính đó là thân hay còn gọi là cán dao, đầu gao và lưỡi dao.

+ Cán dao: Thiết kế phần cán dao dùng để kẹp giữ dao trên ổ gá dao.

+ Đầu dao: Được thiết kế gồm mặt thoát (mặt trước) và mặt sát (mặt sau). Trong quá trình cắt gọt phôi sẽ thoát ra ở mặt trước. Còn mặt sau chính và phụ sẽ đối diện với mặt gia công.

+ Lưỡi dao: Có hai loại. Một là lưỡi dao cắt chính ở giao tuyến giữa mặt sau chính và mặt trước của dao. Hai là lưỡi cắt phụ ở giao tuyến giữa mặt sau phụ và mặt trước. Riêng phần mũi dao là vị trí giao diểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Tùy theo mỗi trường hợp khác nhau mà lưỡi dao sẽ nhọn hay được mài với bán kính r.

Khi gia công sản phẩm, muốn đảm bảo được độ chính xác về kích thước, hình dáng, độ nhẵn bóng cũng như năng suất thì đòi hỏi phải lựa chọn hình dáng, các góc và dạng mặt trước của dao sao cho phù hợp. Nếu như chưa có kinh nghiệm người dùng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhân viên tư vấn bán hàng trước khi đưa ra quyết định.


2. Các loại dao tiện ren

Thị trường với nhiều loại máy tiện khác nhau, và mỗi loại máy khác nhau sẽ tương ứng với loại dao tiện khác nhau.

+ Hướng tiện: Dựa vào hướng tiện của dao trong quá trình thi công thì nó có hai loại đó là dao trái và dao phải.

+ Hình dáng: Xét về hình dáng và vị trí ban đầu của dao so với thân dao thì có các loại như dao thẳng, dao đầu cong và dao cắt đứt.

+ Công dụng: Xét về công dụng dao tiện ren có các loại như dao phá thẳng, dao phá đầu cong, dao vai, dao xén mặt đầu, dao cắt rãnh, dao cắt đứt, dao ren, dao tiện lỗ, dao định hình. Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp nó còn được chia thành dao tiện thô và dao tiện tinh.

+ Kết cấu: Dựa theo tiêu chí này dao tiện ren có các loại như dao liền được làm từ một loại vật liệu duy nhất, dao hàn với phần thân là thép kết cấu và phần dưới được làm bằng loại vật liệu đặc biệt, dao răng chắp với đặc điểm được kẹp chặt bằng cơ cấu kẹp.

3. Vật liệu làm dao tiện ren

Để đảm bảo dao tiện ren có độ cứng cao, bền nhiệt, chịu mài mòn và độ bền hiệu quả thì nhà sản xuất cũng phải chọn lọc vật liệu làm dao tiện ren khá kỹ lưỡng. Thông thường nó được chia làm 3 nhóm như sau:

+ Nhóm 1 bao gồm các loại vật liệu làm dao với tốc độ cắt gọt thấp như thép cacbon, thép hợp kim.

+ Nhóm 2 bao gồm các loại vật liệu làm dao với tốc độ cắt gọt cao như thép gió.

+ Nhóm 3 bao gồm các loại vật liệu làm dao có tốc độ cắt gọt cao hơn so với nhóm 2 như hợp kim cứng, kim loại gốm.


4. Cách mài dao tiện ren

Bước 1: Người thợ sẽ mài mặt sau chính và kiểm tra góc sau chính khi mài.

Bước 2: Hoàn thành xong mặt sau chính thì mài tiếp mặt sau phụ và kiểm tra góc sau phụ khi mài.

Bước 3: Mài mặt trước và kiểm tra góc trước khi mài.

Bước 4: Mài bán kinh của mũi dao.

Một số lưu ý khi bạn mài dao tiện ren là:

+ Đảm bảo tư thế cầm dao chắc chắn, không bị rung tay, duy trì sự ổn định.

+ Khi mài dao chất liệu thép gió phải thường xuyên làm mát dao để tránh bị cháy. Có thể sử dụng dung dịch trơn nguội để làm điều này.

+ Khi mài nhớ mài trên đá, không mài bên hông đá.

+ Trong quá trình mài phải cho dao di động hết bề ngang của đá. Không dùng lực quá nhiều để điều chỉnh quá trình mài và tuyệt đối không đập tay vào đá.

+ Mài đứng về một bên của đá.

+ Vì đá mài sau khi sử dụng nhiều lần sẽ bị mòn nên trước khi mài phải sửa đá cho phù hợp.

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn đọc có thể nắm rõ các loại dao tiện ren phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. Còn để mua dao tiện ren mà chưa tìm được địa chỉ uy tín, đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Thùy Duyên