Cách kiểm tra web chuẩn SEO

Làm thế nào để biết được rằng website của bạn có thực sự chuẩn SEO hay không? thực tế có rất nhiều cách hỗ trợ bạn kiểm tra một cách đơn giản và nhanh chóng, trong đó có công cụ Woorank.


Trước khi sử dụng, chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về công cụ hỗ trợ này: Woorank là một trong những website được đánh giá cao nhất hiện nay trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đánh giá website. Để đánh giá một website có chuẩn SEO hay không, Woorank sẽ dựa trên thang điểm 100. Nếu đạt từ 50 điểm thì web của bạn đang ở thế tạm ổn, cần tiếp tục hoàn thiện thêm.


Ngoài ra trong quá trình kiểm tra, đánh giá, công cụ này cũng sẽ cho bạn biết những lỗi mà web đang mắc phải, các yếu tố cần bổ sung để web trở nên thân thiện hơn với Google, bên cạnh đó là những nhận xét chính xác.


Các nội dung chính nằm trong chương trình đánh giá của Woorank bao gồm:


- Tối ưu hóa – Optimize: Tối ưu hóa website dựa trên các tiêu chí mà Google yêu cầu


- Lời khuyên – Promote: Woorank cũng có những lời khuyên nhằm hoàn thiện và tăng tính cạnh tranh hơn cho website


- Measure: Đánh giá về lượng truy cập người dùng và thứ hạng website trên trang tìm kiếm
Vậy sử dụng Woorank để kiểm tra website chuẩn SEO như thế nào? dưới đây là các bước hướng dẫn cụ thể:


Bước 1: truy cập vào địa chỉ http://woorank.com. Hãy nhớ là mỗi IP free thì chỉ được sử dụng để check 1 website trong vòng 1 tuần, nếu bạn muốn check thêm các site khác thì phải thay đổi IP.

 

 


Bước 2: Copy url website dán vào ô Website url to review và nhấn vào chức năng Try it for use ngay bên phải và đợi load trang của bạn.


Sau vài giây, Woorank sẽ trả về kết quả kiểm tra kèm các đánh giá và những lời khuyên giúp bạn hoàn thiện hơn website của mình. Các đánh giá sẽ bao gồm:


+ Điểm số: 50 là điểm số cho thấy web của bạn đã đạt yêu cầu, còn nếu dưới 50 thì có nghĩa là web đang có rất nhiều vấn đề bất ổn cần phải xem xét lại.

 


+ Optimize: mục này được chia thành các mục nhỏ, gồm SEO, Mobile, Usability, Technologies và Crawl Errors.


Trong đó, ở phần SEO, nếu mọi thứ ổn thì bạn sẽ nhìn thấy dấu tick màu xanh lá cây.
Với phần Mobile, Woorank sẽ đánh giá dựa trên lượng người dùng truy cập trên di động, độ thân thiện của web với thiết bị di động, các liên kết đường dẫn trên di động. Nếu tất cả đều ổn thì các bạn cũng sẽ nhìn thấy dấu tick màu xanh lá trên mỗi đầu yếu tố.


Ngoài ra, Woorank cũng sẽ đánh giá các phương diện khác như: Touchscreen Readiness, Mobile Compatibility, Font Size Legibility, Mobile Viewport, Mobile Speed, Mobile Frameworks...

 


Usability: là phần đánh giá URL, Custom 404 Page, Asset Minification, Asset Compression, Asset Cacheability, Domain Availability, Typo Availability. Biểu tượng tick màu xanh cũng chính là dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang rất ổn, nếu là màu vàng thì đang ở mức cảnh báo, màu đỏ có nghĩa là lỗi rất nghiêm trọng.


Technologies: phần này đánh giá Server Uptime, Server IP, Technologies, Analytics, SSL Secure. Kết quả hiển thị ở mỗi phần sẽ cho bạn thấy các thông số liên quan đến web, kèm theo đó là các đánh giá về các thông số đó.


*Crawl Errors: Xác định lỗi các URL, bạn sẽ không thể nhìn thấy kết quả trong bảng này nếu đang dùng bản dùng thử.


* Promote: đánh giá Backlinks, Social, Facebook Views, Facebook Page. Trong đó:
Ngoài ra thì với Woorank, chúng ta cũng có thể kiểm tra các thông số khác như Google Ranking, Traffic Estimations, Sessions, Traffic Rank...

 

ĐT