Cách tính giá xây dựng nhà phố
Ngày đăng: 18/10/2018, 08:28
Diện tích đất xây dựng ngày càng hạn hẹp, giá đất ngày càng “đắt xắt ra miếng” nên tại các thành phố lớn, xây dựng nhà phố được cho là giải pháp tối ưu. Nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà phố, đừng bỏ qua cách tính giá xây dựng mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để có thể tính toán và chuẩn bị tài chính tốt nhất.
1. Ưu điểm của xây dựng nhà phố
- Xây dựng nhà phố đang là xu hướng hiện nay bởi thiết kế đơn giản nhưng vẫn có thể mang đến một không gian sống hiện đại, tiện nghi, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và nghỉ ngơi cho cả gia đình.
- Xây dựng nhà phố không cần diện tích đất rộng, vì thế, giải quyết được vấn đề “đất chật người đông” như hiện nay.
- Xây dựng nhà phố là giải pháp tiết kiệm cho các gia đình, nhất là những gia đình trẻ vì không phải đầu tư quá nhiều tiền vào việc mua đất cũng như chi phí xây dựng.
2. Cách tính giá xây dựng nhà phố
Tính diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng là phần diện tích được thể hiện trong giấy phép xây dựng lẫn phần diện tích không được thể hiện trong giấy phép xây dựng. Đối với nhà phố, diện tích xây dựng sẽ tính luôn cả phần lầu, nghĩa là bao nhiêu tầng lầu thì sẽ nhân lên bấy nhiêu chi phí. Còn đối với các khu vực phụ như sân thượng hay hiên nhà thì sẽ được tính theo phần trăm. Cụ thể, cách tính diện tích xây dựng nhà phố như sau.
- Tầng trệt: 100%
- Tầng lầu: 100%/lầu (bao nhiêu lầu thì nhân lên bấy nhiêu)
- Mái: 30% nếu là mái tôn, 50% nếu là mái bằng và 70% nếu là mái ngói
- Sân: 50%
Tính chi phí dựa vào mét vuông (m2)
Có thể nói đây là phương pháp tính được nhiều công ty xây dựng và nhà thầu áp dụng bởi sự đơn giản và có thể niêm yết giá. Với cách tính này, bạn phải tính diện tích tất cả phòng ốc (kể cả tầng lầu), mái hiên, sân thượng,… theo cách trên, sau đó, dựa vào bảng giá mà nhà thầu đưa ra để xác định chính xác chi phí xây dựng. Thường thì giá xây dựng nhà phố phần thô sẽ dao động từ 2.800.000 - 3.200.000 đồng/m2, còn nếu là xây dựng nhà phố trọn gói thì từ 4.300.000 - 7.000.000 đồng/m2. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn là do quy mô công trình và chủng loại vật tư yêu cầu.
Chi phí làm móng nhà phố
Móng được coi là phần quan trọng nhất trong thiết kế xây dựng bởi nó có nhiệm vụ chịu toàn bộ tải trọng của kiến trúc công trình. Vì thế, trước khi thi công nền móng cho nhà phố, bạn phải thực hiện gia cố để tạo sự chắc chắn, vững chải. Tùy điều kiện đất, tùy cách gia cố mà chi phí làm móng sẽ khác nhau.
- Nếu làm móng đơn, bạn có thể tính theo công thức: Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô x 20%.
- Nếu làm móng băng, bạn có thể tính theo công thức: Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô x 50%.
- Nhưng nếu là móng cọc, cách tính sẽ phức tạp hơn bởi nó phụ thuộc vào loại cọc, chiều dài cọc, số lượng cọc và chi phí nhân công ép cọc. Cụ thể, đối với công trình có diện tích sàn trệt > 50m2:
+ Nhà phố cao > 4 tầng: Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi tính 50% diện tích.
+ Nhà phố cao ≤ 4 tầng: Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi tính 40% diện tích.
Hy vọng với cách tính đơn giá xây dựng nhà phố mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn sẽ nhanh chóng và dễ dàng xác định được kinh phí xây dựng nhà để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Lê Trinh
Bài khác
- Giá thiết kế biệt thự và một số mẫu biệt thự đẹp
- Báo giá xây nhà trọn gói mới nhất
- Báo giá thiết kế kiến trúc mới nhất
- Báo giá thiết kế nhà phố
- Giá xây nhà trọn gói tính theo M2
- Giá xây nhà trọn gói và những lưu ý
- Hạng mục chi tiết xây nhà trọn gói giá 4.600.000 đồng năm 2018
- Chi phí xây nhà phố 2 tầng
- Những điều cần lưu ý khi xây dựng nhà phố
- Một số ý tưởng thiết kế và xây dựng nhà phố đẹp và tiết kiệm