Chi phí xây nhà phố 2 tầng

Chi phí xây nhà phố 2 tầng hết bao nhiêu? Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào diện tích xây dựng và các yêu cầu trong thiết kế. Mặc dù vậy, dựa trên bảng dự toán được chia sẻ trong bài viết dưới đây bạn vẫn có thể ước chừng chi phí xây nhà cho mình.

1. Chi phí xây dựng nhà phố 2 tầng


Dưới đây là ví dụ cụ thể cho phố 2 tầng 100 m2.


Diện tích móng (=1/2 tổng): 50 m2


Diện tích tầng trệt (= tổng): 100 m2


Diện tích tầng lầu (= tổng): 100 m2


Diện tích mái (=1/2 tổng): 50 m2


Lưu ý: Diện tích này được lấy trung bình theo các mẫu nhà phố 2 tầng thông dụng. Tùy từng trường hợp, yêu cầu của gia chủ, phương án thiết kế kiến trúc khác nhau thì sẽ có mức tính theo tổng khác nhau.


Đơn giá xây dựng


*Phần thô: 2.800.000 (VNĐ / m2, chỉ bao gồm hoàn thiện khung nhà, chi phí vật tư xây thô, chưa tính các chi tiết trang trí và nội thất)


*Đơn giá xây dựng trọn gói: 4.200.000đ (VNĐ / m2, tức là hoàn thiện, nhà đã xong và bàn giao)


Lưu ý là đơn giá này sẽ có sự điều chỉnh thích hợp tùy theo từng địa phương. Ví dụ ở địa bàn TP.HCM thì hiện nay mặt bằng chung đang áp dụng mức phí như sau:


Đơn giá xây dựng phần thô: 2.800.000 đến 3.200.000 (VNĐ / m2)


Đơn giá xây dựng trọn gói: 4.300.000 đến 7.000.000 (VNĐ / m2)


Như vậy, dựa trên mức giá này thì chúng ta có thể dự toán mức chi phí xây nhà phố 2 tầng với diện tích 100m2 như sau:


Chi phí xây dựng phần thô:


(50m2 + 100m2 + 100m2 + 50m2) x 2.800.000 = 840.000.000 (VNĐ)


Chi phí xây dựng trọn gói:


(50m2 + 100m2 + 100m2 + 50m2) x 4.300.000 = 1.290.000.000 (VNĐ)

 

 


2. Những lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà phố

 


*Tạo giếng trời: để đảm bảo tốt nhiệm vụ lấy sáng, tạo sự thông thoáng cho không gian nội thất, thì giếng trời phải được thiết kế và bố trí hợp lý. Bạn có thể tạo giếng trời giữa nhà, ở cầu thang hoặc cuối nhà nếu mảnh đất không vuông vức. Giếng trời nên kết hợp tiểu cảnh để vừa mang lại điểm nhấn trang trí mà vẫn đảm bảo được công năng. Nếu nhà có chiều dài từ 12m trở lên thì phải có từ 2 giếng trời.


*Thiết kế lệch tầng: Nhà phố nên được thiết kế lệch tầng thay vì thông tầng, vì như vậy thì vậy sẽ giúp tận dụng ánh sáng tốt hơn, đồng thời tạo sự thuận tiện cho việc bố trí, tạo giếng trời.



*Ngăn tách các không gian: Để phân chia các khu vực chức năng trong nhà phố, bạn nên tận dụng các kệ, cầu thang hoặc là tạo các vách ngăn có thiết kế mở thay vì xây tường. Như vậy sẽ giúp ngôi nhà trông tinh tế, nhẹ nhàng, rộng rãi hơn và cũng tạo điều kiện cho ánh sáng và gió tự nhiên lưu thông từ phòng này qua phòng khác một cách thuận tiện.


*Yếu tố an toàn: nhà phố, đặc biệt là nhà phố dạng tầng thường rất sát nhau và có thể đi từ nhà này qua nhà khác thông qua hệ thống sân thượng, ban công. Chính vì vậy nên chú ý đến việc tạo hàng rào sắt, lan can kính cường lực, gia cố cửa sổ chắc chắn... để tránh được sự đột nhập từ bên ngoài, cũng là để đảm bảo an toàn hơn khi trong nhà có trẻ nhỏ.

ĐT