2 cách phân loại giấy nhám
Ngày đăng: 03/05/2019, 08:22
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giấy nhám, mỗi loại sở hữu những đặc điểm cũng như quy cách, thương hiệu khác nhau, phù hợp cho những mục đích sử dụng cụ thể. Về cơ bản, giấy nhám thường được phân loại theo 2 hình thức phổ biến là theo độ nhám và theo quy cách. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Giấy nhám phân loại theo quy cách
Khi được phân loại theo hình thức thì giấy nhám sẽ bao gồm các loại như:
*Giấy nhám thùng: là dòng sản phẩm được sản xuất chuyên dụng đánh nhám cho bề mặt gỗ tự nhiên, khi sử dụng sẽ được kết hợp với máy chà nhám thùng. Thông thường thì giấy nhám thùng sẽ được sử dụng trong công đoạn chà nhám cho bề mặt gỗ hoàn thiện, chuẩn bị cho bước sơn lót tiếp theo.
Có thể kể tên một số loại giấy nhám thùng phổ biến hiện nay trên thị trường như: nhám thùng XC25, Nhám Thùng K51, nhám thùng X62BT, nhám thùng X63BT
*Giấy nhám cuộn: như tên gọi của mình, nhám cuộn được nhà sản xuất đóng gói theo quy cách từng cuộn. Thường thì nhám cuộn sẽ có khổ rộng từ 300mm đổ lại. Để sử dụng, người ta sẽ kết hợp giấy nhám cuộn với các loại máy chà nhám cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh... ngoài ra, để dễ sử dụng hơn trong một vài trường hợp, chúng ta cũng có thể cắt nhỏ giấy nhám cuộn ra để chà bằng tay tại các góc, cạnh miếng gỗ, những vị trí mà máy chà nhám không thể chà tới.
Về các sản phẩm nhám cuộn phổ biến, có thể kể đến một số cái tên như: Nham cuon vai mem cat do hieu JB (Trung Quốc), nhám cuộn NCA (Nhật), nhám cuộn Starcke (Đức), nhám ó Hàn Quốc...
*Giấy nhám tờ: Nhám tờ có kích thước phổ biến nhất là 230 x 280 mm. Đây là dòng sản phẩm thường được sử dụng trong ngành chế biến gỗ, dùng để chà phẳng bề mặt, chuẩn bị cho bước sơn PU tiếp theo. Trong quá trình chà nhám, tùy theo yêu cầu công việc, người dùng có thể kết hợp nó với máy chà nhám cầm tay hoặc là bằng tay thủ công.
Có thể liệt kê một số loại nhám tờ phổ biến như: Nhám tờ con nai DEER, giấy nhám tờ Như Ý (NHY) xuất xứ Taiwan (Đài Loan), giấy nhám tờ TOA (sản phẩm chính hãng từ Nhật)....
2. Giấy nhám phân loại theo độ cát
Độ cát ở đây được hiểu là độ sắc cạnh của các hạt nhám trên bề mặt giấy nhám, thường được ký hiệu bằng chữ P trên phần ghi thông tin sản phẩm. Giấy nhám càng có độ nhám cao thì càng sắc, càng mang lại tác dụng chà nhám nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên nhược điểm của giấy nhám có độ nhám cao là nhanh bị mòn. Khi sử dụng, không phải cứ chọn loại có độ nhám cao là tốt, điều này cần phải phụ thuộc vào yêu cầu thành phẩm, công đoạn sử dụng, đặc điểm của bề mặt chà nhám... Nói về độ nhám, chúng ta có:
*P40: Giấy nhám có độ nhám này thích hợp nhất cho việc sử dụng chà nhám bề mặt gỗ, cho hiệu quả làm phẳng bề mặt ở mức tương đối.
*P80: độ nhám này cũng thích hợp sử dụng chà nhám cho bề mặt gỗ, đảm bảo độ phẳng minh hơn so với loại nói trên.
*P180: sử dụng chà nhám cho bề mặt để chuẩn bị sơn PU
*P240: dùng để xả lót PU trong quá trình sơn
*P320: Cho bề mặt độ mịn rất cao
*P400: Là loại sắc nhất hiện nay, cho độ mịn cao nhất.
ĐT
Bài khác
- Cấu tạo và phân loại giấy nhám
- Một số loại giấy nhám xếp phổ biến
- Bảng báo giá các loại giấy nhám
- Cách mài quần jeans rách bằng giấy nhám
- Đặc điểm, ứng dụng và các loại giấy nhám đánh bóng nhựa
- Lưu ý gì khi mua và sử dụng giấy nhám?
- Giấy nhám đánh bóng kim loại có những loại nào?
- Lựa chọn giấy nhám sử dụng trong sơn xe ô tô
- Cách phân biệt ký hiệu P và A trên giấy nhám
- Cách sử dụng giấy nhám hiệu quả, an toàn