Kích thước và hình thức của giấy nhám
Ngày đăng: 14/09/2019, 01:48
Ngày nay, để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực cũng như mục đích sử dụng khác nhau thì giấy nhám rất đa dạng về kích thước và hình dạng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tham khảo về những hình dáng và kích thước cơ bản, phổ biến nhất của giấy nhám để bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp.
1. Hình thức (shape)
Xét về hình thức thì ngày nay, giấy nhám được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau, và mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với những ứng dụng, cách dùng riêng biệt, trong đó phổ biến nhất là:
+Giấy nhám tờ: loại này có hình thức như những tờ giấy, có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy loại, kích thước từ 9 – 11 inch. Giấy nhám tờ thường được sử dụng để chà nhám thủ công bằng tay trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là trong khâu hoàn thiện sản phẩm.
+Giấy nhám cuộn: là loại giấy nhám được cuộn lại thành từng vòng, khi có nhu cầu sử dụng thì chúng ta sẽ kết hợp với các loại máy chà nhám chuyên dụng, hoặc cắt ra thành từng mảnh nhỏ để dùng dần. Đa phần giấy nhám cuộn được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng.
+Đai nhám: đai nhám có hình dáng như một chiếc đai thắt lưng, có nhiều kích thước khác nhau nhằm đảm bảo sự phù hợp với nhiều kích cỡ của máy chà nhám. Điểm khác biệt của nó so với các loại khác là thay vì sỡ hữu phần đế bằng giấy, phần đế của nó được làm bằng vải để tăng thêm độ bền và dẻo dai.
+Đĩa nhám: Đĩa nhám cũng có phần đế được làm từ vải, nhưng lại có hình tròn, tương tự như một chiếc đĩa, được ứng dụng để chà nhám theo quỹ đạo hình tròn.
2. Kích thước hạt mài (grit)
Khái niệm kích thước ở đây chính là chỉ mật độ phân bố của các hạt mài được tính trên mỗi inch giấy nhám. Đây chính là yếu tố quyết định tới chất lượng và khả năng mài mòn, đánh bóng của giấy nhám. Tùy thuộc vào từng yêu cầu và mục đích sử dụng, mỗi loại giấy nhám sẽ có một mật độ phân bổ hạt nhám khác nhau.
Hiện có khá nhiều tiêu chuẩn quy định về kích thước của giấy nhá, nhưng có 2 tiêu chuẩn chung bắt buộc mọi sản phẩm đều phải tuân thủ, đó chính là Tiêu chuẩn Hoa Kỳ CAMI và Tiêu chuẩn FEPA châu Âu. Trong 2 tiêu chuẩn này, Tiêu chuẩn FEPA châu Âu có những quy định, tiêu chí tương tự như Tiêu chuẩn ISO 6344.
Trong việc lựa chọn giấy nhám, bên cạnh hình thức thì kích thước là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu chọn được loại có kích thước hạt mài phù hợp thì sẽ giúp tối ưu hiệu quả, chi phí và thời gian thực hiện. Tuy nhiên nếu chọn nhầm thì vừa không đảm bảo được yêu cầu công việc, vừa gây tốn kém và mất thời gian.
Để được tư vấn lựa chọn loại phù hợp nhất với mục đích, yêu cầu công việc, giá thành cạnh tranh nhất... hãy liên hệ với công ty chúng tôi ngay hôm nay.
ĐT
Bài khác
- Cấu tạo và phân loại giấy nhám
- Một số loại giấy nhám xếp phổ biến
- 2 cách phân loại giấy nhám
- Bảng báo giá các loại giấy nhám
- Cách mài quần jeans rách bằng giấy nhám
- Đặc điểm, ứng dụng và các loại giấy nhám đánh bóng nhựa
- Lưu ý gì khi mua và sử dụng giấy nhám?
- Giấy nhám đánh bóng kim loại có những loại nào?
- Lựa chọn giấy nhám sử dụng trong sơn xe ô tô
- Cách phân biệt ký hiệu P và A trên giấy nhám