Tìm hiểu đặc điểm giấy nhám thường và giấy nhám thải mùn

Giấy nhám là vật liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp hiện nay, tùy vào đặc điểm của từng loại sẽ phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Hiện trên thị trường người ta còn phân loại ra thành giấy nhám thường và giấy nhám thải mùn. Vậy 2 loại giấy nhám này có đặc điểm như thế nào? Ứng dụng ra sao? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề này cho bạn tham khảo:


1. Điểm khác biệt giữa giấy nhám thường và giấy nhám thải mùn


Giấy nhám là vật liệu dùng để mài mòn các bề mặt vật liệu, trong quá trình mài mòn bề mặt vật liệu thì giấy nhám sẽ sinh ra một lớp mùn. Tuy nhiên, nếu lớp thải mùn này không được làm sạch sẽ bám lại trên bề mặt giấy nhám và vật cần mài mòn, tạo thành một lớp dày gây ảnh hưởng đến việc chà nhám. Ngược lại, giấy nhám tự thải mùn, lớp mùn sinh ra sẽ tự động được loại bỏ, hiệu quả chà nhám mang lại cũng cao hơn.


Với những đặc điểm khác biệt trên có thể thấy hiệu quả chà nhám của 2 loại giấy nhám này là khác nhau, khả năng tiết kiệm được thời gian và đạt năng suất làm việc cũng khác nhau.


2. Cấu tạo của giấy nhám thường


Giấy nhám thường được cấu tạo bởi các lớp sau:


+ Lớp mặt: là loại giấy vải, có chứa các hạt mài (hay còn gọi là hạt nhám).


+ Hạt mài: Tùy thuộc vào công nghệ sản xuất sẽ có các hạt màu khác nhau như: nhôm oxit, hạt màu silicon carbide,…


+ Lớp keo thứ hai: Có tác dụng để gia cố thêm độ vững chắc cho hạt mài.


+ Lớp kẽm hoặc canxi: Giúp tản nhiệt cho giấy nhám trong quá trình chà nhám, ngăn ngừa nguy cơ vật chà nhám bị chát hoặc mắc kẹt. Tuy nhiên, không phải loại giấy nhám này cũng có lớp này, vì thế khi mua bạn cần phải tìm hiểu lựa chọn kỹ lưỡng nhé.


3. Cấu tạo của giấy nhám thải mùn


Xét về cấu tạo thì giấy nhám mùn cũng tương tự như giấy nhám thường, nhưng điểm khác biệt là được tích hợp khả năng đào thải mùn giúp hạn chế sự lãng phí vật tư, tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp. Hiện nay, giấy nhám thải mùn khá được ưa chuộng sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp gỗ và sản xuất ô tô.


Một ưu điểm nổi bật nữa của giấy nhám thải mùn là mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, bởi có thể sử dụng hiệu quả được cả 2 mặt. Khi đó, 2 mặt của giấy nhám tự thải mùn bao gồm mặt nhám và mặt lông, khi lớp nhám này bị mòn thì bạn có thể bóc lớp lông đi và thay thế lớp nhám mới.


Theo đó, giấy nhám thải mùn có những ưu điểm sau:


+ Giúp tiết kiệm được chi phí vật tư.


+ Quá trình chà nhám trở nên thuận tiện, dễ dàng và hiệu quả hơn.


+ Tiết kiệm chi phí nhân công


+ Giảm chi phí điện năng


+ Tăng tuổi thị máy chà nhám


+ Khả năng bảo vệ môi và và đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.


Trên đây là đặc điểm của giấy nhám thường và giấy nhám thải mùn cho bạn tham khảo. Vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn loại giấy nhám nào cho phù hợp nhé.


Lê Hằng