Bảng giá gia công in lụa
Ngày đăng: 03/06/2020, 03:32
Gia công in lụa đã và đang trở thành kỹ thuật in được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy bạn có biết nó bắt nguồn từ đâu, quy trình thực hiện như thế nào và bảng giá gia công in lụa ra sao hay chưa? Nếu chưa thì cùng tìm hiểu điều đó ngay trong bài viết sau đây nhé.
1. Gia công in lụa bắt nguồn từ đâu?
Vào năm 1925, tại một số quốc gia ở Châu Âu đã ứng dụng kỹ thuật in lụa trên nhiều vật liệu khác nhau như trên bìa cứng, trên vải giả da, thủy tinh, giấy, tấm kim loại,… Người ta cũng phát hiện một điều đặc biệt của sợi tơ khi kéo căng trên khung gỗ từ 1000 năm trước. Đó là nó cho phép sao y những hình ảnh nhiều lần trên các vật liệu khác nhau khi hình ảnh khuôn được gắn phía dưới khung bằng keo hồ. Đây được coi là phương pháp quét mực xuyên qua lỗ tròn khuôn tụ.
Còn ở thập niên 1870 tại Đức và Pháp cũng có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ để làm lưới in. Năm 1907 tại Vương quốc Anh, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình sản xuất lưới bằng sợi tơ. Và 7 năm sau đó John Pilsworth đã tạo ra phương pháp in lưới nhiều màu ở San Francisco, California. Cũng từ đây kỹ thuật in lụa được phát triển và ứng dụng đến ngày này.
2. Phân loại các kĩ thuật gia công in lụa
+ Dựa vào phương pháp dùng khuôn in sẽ có được phân làm ba loại là in lụa trên bàn in thủ công, in lụa trên bàn in cơ khí hóa có một vài thao tác và in lụa trên máy tự vận hành.
+ Dựa vào hình dạng khuôn in thì gia công in lụa được chia làm hai loại là in sử dụng lưới phẳng và in sử dụng lưới tròn kiểu thùng quay.
+ Dựa vào cách in sẽ có ba loại là:
- In trực tiếp: Áp dụng trên nền màu nhạt hay trắng, khi đó màu in của thành phẩm sẽ không bị tác động bởi màu nền.
- In phá gắn: Áp dụng trên bề mặt có nền màu. Mực in yêu cầu phải phá được màu của nền và làm dính được màu muốn in lên hàng hóa.
- In dự phòng: Phương pháp này áp dụng trên mặt hàng có màu nhưng không thể áp dụng phương pháp in phá gắn.
3. Cần những gì trong quá trình gia công in lụa?
+ Lụa: Đã gia công in lụa thì không thể thiếu được lụa, vật liệu để tạo ra sản phẩm in ấn. Mỗi lần in khác nhau thì cần phải chọn loại vải lụa khác nhau, đảm bảo phù hợp với tính năng và thích ứng với vật liệu cần in.
+ Khung lụa: Được sử dụng để căn lụa giúp chế bản lụa và in lụa. Công cụ này vô cùng cần thiết trong in lụa và nó hay được làm từ gỗ hoặc nhôm.
+ Bàn in lụa: Bàn in lụa có hai loại là loại thường và loại đa năng. Loại thường được làm từ gỗ, mặt bằng kính. Còn loại đa năng được làm từ sắt với lò xo để điều chỉnh cao thấp linh hoạt, tiện lợi cho việc in những vật liệu có độ dày mỏng khác nhau.
Bên cạnh đó, trong quá trình gia công in lụa còn cần đến một số loại vật liệu khác như dao gạt mực, máng tráng keo, dung dịch cảm quan,… Phải có đầy đủ những vật liệu này thì mới đảm bảo mang lại cho người dùng sản phẩm tốt nhất.
4. Quy trình gia công in lụa
Bước 1: Phân tích file thiết kế
Với thiết kế đơn sắc sẽ cho thành phẩm in lụa chất lượng tốt nhất. Mỗi màu riêng sẽ tương ứng với 1 bản phim trong suốt khác nhau. Người thiết kế và gia phim dùng trong in lụa hay áp dụng trình Corel draw hay AI để làm.
Bước 2: Chuẩn bị khuôn in (Căng khung + Chụp bản in lưới)
Khung lưới sẽ được tráng kín bằng dung dịch keo chuyên dụng trong phòng tối. Nó còn được gọi là lên keo chụp bản sản phẩm. Loại keo mà nhà in hay dùng là keo chụp bản lưỡng tính dầu nước hay keo chịu nước.
Sau khi đã sấy khô khung thì người thợ sẽ tiến hành chụp phim. Phim được chụp bằng đen hay phơi dưới ánh nắng mặt trời. Đợi tầm 1 đến phút thì có thể lấy khuôn ra và xịt nước khuôn in. Ở các phần bị che sáng bởi bàn phím sẽ không bám keo. Vậy nên bạn có thể dễ dàng làm sạch với nước.
Bước 3: In trên sản phẩm
Trải phẳng và cố định vật liệu cần in lên bàn in. Đặt khuôn vào vị trí cần in. Kéo mực in và lặp lại các màu khác tương tự như quy trình này.
5. Bảng giá gia công in lụa
STT | TÊN HÀNG | KÍCH THƯỚC | SỐ LƯỢNG | ĐƠN GIÁ | MÀU VÀ MẶT IN | SỐ LƯỢNG | ĐƠN GIÁ | SỐ LƯỢNG | ĐƠN GIÁ |
1
|
TÚI XỐP HD
|
15 x 23 cm |
10 KG
|
300 Đ
|
IN 1 MÀU 1 MẶT
|
20 KG - 50 KG
|
300 Đ
|
100 KG
|
250 Đ
|
17 x 25 cm | |||||||||
20 x 30 cm | |||||||||
24 x 34 cm | |||||||||
26 x 40 cm |
350 Đ
|
350 Đ
|
300 Đ
|
||||||
30 x 40 cm | |||||||||
35 x 50 cm | |||||||||
40 x 60 cm | |||||||||
2
|
NHỰA HD ZIN ( TÚI QUAI SIÊU THỊ)
|
24 x 34 cm |
10 KG
|
400 Đ
|
IN 1 MÀU 1 MẶT
|
20 KG - 50 KG
|
350 Đ
|
100 KG
|
300 Đ
|
26 x 40 cm | |||||||||
30 x 40 cm | |||||||||
35 x 50 cm | |||||||||
40 x 60 cm | |||||||||
3
|
TÚI HỘT XOÀI PE
|
15 x 23 cm |
10 KG
|
300 Đ
|
IN 1 MÀU 1 MẶT
|
20 KG - 50 KG
|
300 Đ
|
100 KG
|
250 Đ
|
17 x 25 cm | |||||||||
20 x 30 cm | |||||||||
24 x 34 cm | |||||||||
26 x 40 cm |
350 Đ
|
350 Đ
|
|||||||
30 x 40 cm | |||||||||
35 x 50 cm | |||||||||
40 x 60 cm | |||||||||
4
|
TÚI NILON PP
|
15 x 23 cm |
10 KG
|
300 Đ
|
IN 1 MÀU 1 MẶT
|
20 KG - 50 KG
|
300 Đ
|
100 KG
|
250 Đ
|
17 x 25 cm | |||||||||
20 x 30 cm | |||||||||
24 x 34 cm | |||||||||
26 x 40 cm |
350 Đ
|
350 Đ
|
|||||||
30 x 40 cm | |||||||||
35 x 50 cm | |||||||||
40 x 60 cm | |||||||||
5
|
IN RUY BĂNG
|
1 CM - 91 M
|
1 - 5 CUỘN | 3000 Đ / 1 M |
IN 1 MÀU 1 MẶT
|
||||
6 -20 CUỘN | 2500 Đ / 1 M | ||||||||
6
|
IN ÁO THUN
|
20cm X 30 cm |
DƯỚI 500 CÁI
|
LÔ 700000 Đ
|
IN 1 MÀU 1 MẶT
|
600 CÁI -1000 CÁI
|
1000 Đ |
TRÊN 1000 CÁI
|
700 Đ |
30 cm x 40 cm | 1000 Đ | 1000 Đ |
Có thể thấy rằng, gia công in lụa hiện đang được ứng dụng rộng rãi nhờ dễ thực hiện và giá cả phải chăng. Đặc biệt, với công nghệ ngày càng phát triển, kỹ thuật này còn không ngừng được cải tiến, hoàn thiện hơn, vượt trội hơn so với những kỹ thuật in khác.
Thùy Duyên