Các phương pháp điều chế nước cất

Nước cất được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và cả trong đời sống hàng ngày. Có rất nhiều phương pháp điều chế nước cất, mỗi phương pháp sẽ cho ra nguồn nước cất có chất lượng khác nhau. Dưới đây là những phương pháp điều chế nước cất đơn giản.


1. Các phương pháp điều chế nước cất


Chúng ta có thể điều chế nước cất bằng phương pháp chưng cất, phương pháp deion, phương pháp điện phân, phương pháp lọc RO công nghiệp,… Nếu phạm vi sử dụng nước cất là trong gia đình thì bạn có thể tự chưng cất nước cất theo những cách đơn giản sau.


Chưng cất bằng bát thủy tinh


- Cho nước vào ½ nồi inox dung tích 18l
- Đặt khay nước vào nồi rồi đặt bát thủy tinh vào nồi
- Đun nóng nước trong nồi, đến khi nước sôi thì tắt bếp
- Lật ngược nắp nồi rồi xếp đầy đá viên lên đó
- Bật bếp và tiếp tục đun sôi nước. Hơi nước bốc lên sẽ ngưng tụ trên nắp nồi và nhỏ xuống bát. Thực hiện đến khi thu được lượng nước cất đủ dùng.

 

 


Chưng cất bằng chai thủy tinh


- Chuẩn bị 1 chai thủy tinh cổ thẳng và 1 chai thủy tinh cổ cong
- Đổ nước vào chai thủy tinh cổ thẳng sao cho nước cách miệng chai 13cm
- Nối miệng chai thủy tinh cổ cong vào miệng chai thủy tinh cổ thẳng rồi dùng băng keo cố định
- Đặt chai thủy tinh cổ thẳng vào nồi inox dung tích 19ml rồi đun sôi nước trong nồi
- Nghiêng 2 chai thủy tinh tạo thành góc 30 độ để dễ dàng thu nước cất
- Đặt túi đá lạnh bên ngoài chai thủy tinh cổ cong. Nước sôi trong chai thủy tinh cổ thẳng sẽ bốc hơi, gặp khí lạnh sẽ nhanh chóng ngưng tụ, thu được nước cất. Thực hiện đến khi thu được lượng nước cất đủ dùng.


2. Chỉ tiêu kỹ thuật của nước cất


Dù được điều chế theo phương pháp kỹ thuật nào, dù là nước cất 1 lần, 2 lần hay 3 lần thì cũng phải đáp ứng tối thiểu các chỉ tiêu kỹ thuật sau.


- Hàm lượng cặn, SiO2 mg/l ≤ 1
- Amoniac và muối amoni (NH4), mg/l ≤ 0,05
- Sunfat (SO4), mg/l ≤ 1
- Clorua (Cl), mg/l ≤ 1
- Sắt (Fe), mg/l ≤ 0,03
- Đồng (Cu), mg/l ≤ 0,001
- Nhôm (Al), mg/l ≤ 0,01
- Độ cứng (Ca + Mg), mg/l ≤ 2
- Độ pH 5,5 - 6,5
- Độ dẫn điện riêng, MS.cm-1 ≤ 5
- Tổng chất rắn hoà tan (TDS) ≤3.

 

 


3. Ứng dụng của nước cất


- Trong lĩnh vực y tế: Nước cất dùng để pha chế thuốc, sắc thuốc, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương,… Có thể nói, nước cất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các bệnh viện, phòng mổ, cơ sở y tế.


- Trong các ngành công nghiệp: Nước cất dùng để châm bình ắc quy, làm mát lò hơi, vệ sinh các phôi sản phẩm để đảm bảo phôi sạch sẽ, đồng thời, không bị oxy hóa như dùng nước máy. Ứng dụng nước cất trong ngành sản xuất linh kiện ô tô hay trong chế tạo máy CNC, máy tiện, cơ khí chính xác cũng là một trong những ứng dụng điển hình của nước cất.


- Trong sản xuất vi mạch, linh kiện, phụ kiện điện tử, công nghệ cao,…


Mọi nhu cầu sử dụng nước cất để phục vụ sản xuất, liên hệ với công ty chúng tôi để được báo giá và cung cấp.

Lê Trinh