Những điều cần biết về phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh là gì, có những ưu nhược điểm nào, công dụng ra sao, khác với phân hữu cơ như thế nào,… hẳn là thắc mắc của nhiều người khi có ý định sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng, đất trồng. Để có thể chọn và sử dụng phân hữu cơ vi sinh hiệu quả nhất, bạn đọc đừng bỏ qua nội dung bài viết hôm nay.


1. Phân hữu cơ vi sinh là gì?


- Phân hữu cơ là loại phân được hình thành từ phân bắc (phân người), phân chuồng (phân động vật), phân xanh (cành cây, lá cây) và các hợp chất hữu cơ (rác thải sinh hoạt). Những thành phần này được xử lý (ủ hoai mục) để loại bỏ côn trùng, vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm,… có thể gây hại cho cây trồng, đất trồng. Bón phân hữu cơ hợp lý sẽ giúp tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều có thể khiến đất bị chua.


- Phân vi sinh là chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,… Những chủng vi sinh vật này được tuyển chọn kỹ lưỡng và đạt mật độ theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước (≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml) để phù hợp với cây trồng, thân thiện với môi trường và an toàn với con người. Không chỉ có tác dụng sản sinh chất dinh dưỡng để cây hấp thụ, phân vi sinh còn giúp cải tạo đất và tăng năng suất cây trồng.


-> Phân hữu cơ vi sinh là loại phân được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ, sau đó lên men với một hoặc nhiều chủng vi sinh vật. Phân hữu cơ vi sinh thường chứa >15% chất hữu cơ và mật độ chủng vi sinh vật từ ≥ 1x106 CFU/mg mỗi loại, có ác dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đồng thời, gia tăng độ phì nhiêu của đất và phòng trừ sây bệnh, giảm tác hại của phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,…

 


2. Các chủng vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ vi sinh


Vi sinh vật cố định đạm


Bao gồm các vi khuẩn thuộc chi Azotobacter, Azospirillum, Clostridium; các vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu; các địa y (nấm và tảo lam);… Những vi sinh này có khả năng cố định và chuyển hóa nito phân tử trong không khí thành hợp chất chứa nito mà cây có thể hấp thụ được, từ đó gia tăng khả năng chống chịu và năng suất cây trồng, đồng thời, cải thiện độ màu mỡ của đất.


Vi sinh vật phân giải lân


Bao gồm Bacillus megaterium, B. subtilis, Pseudomonas sp., Aspergillus niger,… có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan trong đất thành hợp chất photpho dễ tan hoặc hòa tàn nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau để cây hấp thụ hiệu quả hơn, nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng và cải thiện năng suất.


Vi sinh vật phân giải cellulose


Bao gồm các loài như nấm Trichoderma reesei, Aspergillus niger; xạ khuẩn như Streptomyces reticuli, Streptomyces drozdowiczii, Streptomyces lividans; vi khuẩn như Clostridium, Pseudomonas;… không chỉ giúp quá trình xử lý cellulose trong các chất hữu cơ (rơm rạ, trấu, bã mía, cám,…) nhanh hơn mà còn hiệu quả hơn, ít tốn kém và không gây ô nhiễm môi trường.


Vi sinh vật kích thích tăng trưởng (Plant Growth Promoting Rhizobacteria)


Bao gồm các loài vi khuẩn Pseudomonas , Azospirillum , Bacillus, Enterobacter , Rhizobium , Erwinia , Serratia , Alcaligenes , Arthobacter , Acinetobacter , Flavobacterium,… có khả năng tiết ra các chất chuyển hóa thứ cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ cây, đồng thời, ức chế ức chế các tác nhân gây cho cây, giúp cây vừa phát triển tốt, vừa ít bị sâu bệnh.

 


3. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh


- Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ như phân động vật, vỏ cà phê, bã bùn mía, than bùn,…
- Tập kết và sơ chế nguyên liệu đã chuẩn bị
- Ủ nguyên liệu đã sơ chế với các chủng vi sinh vật phân giải để thu chất nền hữu cơ
- Bổ sung chế phẩm vi sinh vật theo định lượng sẵn, nếu có thể, bổ sung thêm NPK và vi lượng
- Kiểm tra chất lượng phân hữu cơ vi sinh
- Đóng gói và bảo quản.


4. Phân biệt phân hữu cơ vi sinh với phân vi sinh

 

STT

Đặc điểm phân biệt

Phân hữu cơ vi sinh

Phân vi sinh

1

Bản chất

Là phân được xử lý bằng cách lên men chất hữu cơ với các loài vi sinh có ích

Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích

2

Chất mang

Phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê, than bùn,…

Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh

3

Mật độ chủng vi sinh

Từ 1x106

Từ 1.5x108

4

Các chủng vi sinh

Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, vi sinh vật đối kháng vi khuẩn, nấm,…

Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose

5

Phương pháp sử dụng

Bón trực tiếp vào đất

Trộn vào hạt giống, rễ cây hoặc bón trực tiếp vào đất

 

Mọi nhu cầu sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh, có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá và cung cấp sản phẩm phân bón chất lượng. 

Lê Trinh


Bài khác