Các chăm sóc lan hồ điệp đúng kỹ thuật
Ngày đăng: 25/01/2019, 01:16
Trong số các loại phong lan thì Hồ Điệp là loại lâu tàn nhất, cũng khá dễ nở hoa trong nhiều điều kiện khác nhau. Đó là lý do vì sao ở các nước châu Âu lan Hồ Điệp luôn được ưa chuộng không chỉ để chơi mà còn dành làm quà cho người thân, bạn bè…
Không rực rỡ như hoa hồng, không nồng nàn như hoa sữa, Hồ Điệp mang cốt cách rất riêng mà dù nó xuất hiện ở nơi đâu cũng thu hút mọi ánh nhìn nhờ vẻ đẹp sang trọng, quý phái của hoa. Còn theo phong thủy phương Đông, lan Hồ Điệp tượng trưng cho sự may mắn, sung túc. Ngoài ra, người Nhật Bản cũng coi loài hoa này là biểu trưng cho Hoàng Gia, sự giàu có.
Ngày Tết, chỉ cần đặt một chậu lan Hồ Điệp vào trong nhà thì nó sẽ tượng trưng cho sự sung túc, giàu sang và phú quý. Song, không phải dễ để trồng lan Hồ Điệp sinh trưởng tốt và ra hoa đẹp, nó đòi hỏi phải theo đúng kỹ thuật như sau.
1. Chọn chậu trồng lan Hồ Điệp
Muốn lan Hồ Điệp sinh trưởng và phát triển tốt thì yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm đó là chậu cây. Bạn phải chọn chậu với kích thước phù hợp, đừng chọn chậu quá lớn. Nếu muốn cây nhanh ra hoa thì hãy chọn chậu với kích thước vừa phải để tránh cây phát triển quá nhiều lá mà mãi chẳng chịu ra hoa. Sử dụng chậu đất nung là rất tốt, tuy nhiên sau khi mua về bạn hãy ngâm chậu vào trong nước để nó ngấm no rồi sau đó mới trồng. Nếu chậu nhựa thì có thể trồng cây luôn.
2. Chuẩn bị than
Than để trồng cho lan Hồ Điệp phải là loại đốt từ củi. Việc sử dụng than để trồng lan Hồ Điệp có ưu điểm là mất 5 – 6 năm mới phải thay chậu, ngoài ra chỉ cần sử dụng một cỡ cho đủ loại cây dù lớn hay nhỏ. Một số loại công trùng trong đó sên không vỏ không thích sống trong than, do vậy mà chọn giá thể than để trồng lan sẽ giúp hạn chế sự phá hoại của các côn trùng.
Nhược điểm lớn nhất của than đó là giữ chất muốn và phân bón. Do vậy nếu chọn than trồng lan Hồ Điệp thì bạn nên nhớ thi thoảng một đến hai tháng phải xả thật nhiều nước để giá thể không bị mặn.
3. Kỹ thuật trồng lan Hồ Điệp
Trước hết là phần than củi, bạn hãy lót bên dưới chậu đã chuẩn bị ( khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu). Tiếp đó hãy bỏ một lớp mỏng sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu rồi cho cây đứng với tư thế mong muốn. Bỏ hết phần còn lại sơ dừa vào trong chậu cách miệng chậu 1cm, không cần phải nén chặt nhưng hãy vỗ xung quanh chậu để cho sơ dừa xuống đều, giữa cho cây đứng rồi sau đó tưới nước cho cây.
Nếu bạn muốn trồng lan để chơi nơi lan can, hiên nhà, sân thượng thì hãy đặt chậu lan ngay cạnh các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế … nó giúp giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn xung quanh.
Trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa lan Hồ Điệp tàn sẽ là 3 tháng. Có một số loại khác và giống lan thì nó có thể kéo dài lâu hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh nam nhưng thời gian ra hoa nhiều nhất là từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
4. Chăm sóc lan Hồ Điệp
Lan Hồ Điệp cần phải có ánh sáng để cho cây phát triển tốt, tuy nhiên nó cũng phải tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Độ ẩm của lan Hồ Điệp là từ 50 đến 80%. Nếu để cậy ở môi trường với độ ẩm thấp hơn thì người trồng lan phải sử dụng màn che để hạn chế việc thất thoát hơi nước. Một phương pháp khác đề phòng đó là giữa cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Những người chơi hoa lan luôn phải đảm bảo cây ở trên sỏi và đá cuội, không để nó chạm vào nước. Việc này rất quan trọng và cần được thực hiện một cách tỉ mỉ.
Đặc điểm của lan Hồ Điệp là thời gian sống khá dài, vậy nên trong quá trình trồng lan cũng phải thay chậu cho cây. Hai lý do cần phải thay chậu, thứ nhất là cây sẽ không thể sinh trưởng được trong chậu đã trồng quá lâu, thứ hai là giá thể bị phân hủy, không đủ không khí để duy trì cho rễ cây phát triển tốt.
Một năm hoặc hai năm bạn có thể thay chậu một lần, thời điểm thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân. Vốn dĩ lan Hồ Điệp rất thích ở trong chậu mới, song bạn nên thay chậu khi mà cây đã ra bông. Để ý kỹ khi các đầu rễ đã thối đen hay cây có triệu chứng bốc mùi thì phải thay chậu. Lưu ý Hồ Điệp cũng không thích chậu quá lớn đâu nhé!
5. Sâu bệnh
+ Khi lan Hồ Điệp bị sâu phá hại thân lá thì bạn hãy sử dụng những loại thuốc có chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG để trừ nó.
+ Trường hợp lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm thì hãy sử dụng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC.
+ Khi lan bị nấm, vi khuẩn hoặc bị virus tấn công gây nên một số bệnh như cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ thì hãy dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.
Trên đây là một vài gợi ý giúp bạn biết cách chăm sóc lan Hồ Điệp đúng kỹ thuật. Nếu còn thắc mắc gì đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi bạn nhé!
Thùy Duyên
Bài khác
- Cập nhật giá lan hồ điệp
- Cách kích lan hồ điệp ra hoa đúng dịp
- Bí quyết chăm sóc lan Hồ Điệp trong chậu
- Kỹ thuật trồng lan hồ điệp
- Điều kiện trồng và chăm sóc lan Cattleya
- Chăm sóc lan Cattleya ghép gốc
- Cách trồng lan hồ điệp đúng kỹ thuật
- Kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan hồ điệp
- Kinh nghiệm trồng lan cattleya
- Mô hình kinh doanh lan rừng hấp dẫn