Cách ủ phân chuồng trồng phong lan
Ngày đăng: 03/06/2019, 02:30
Chúng ta không thể sử dụng phân chuồng tươi để bón cho phong lan, muốn đảm bảo tính hiệu quả thì phân đó phải trải qua quá trình ủ, đạt độ hoai mục nhất định để loại bỏ hết các mầm bệnh từ ấu trùng, vi khuẩn, hạt cỏ dại... bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách ủ phân chuồng bón cho phong lan.
1. Ủ phân chuồng bằng phương pháp nóng
Với phương pháp nóng, trước tiên chúng ta cần chọn vị trí ủ là nơi có đất nền khô ráo, không thấm nước. Tiếp đến, xếp phân lên vị trí đất nền thành từng lớp rồi tưới nước lên để giữ ẩm, độ ẩm tầm 60 – 70%. Trường hợp phân chuồng có thêm nhiều chất độn thì trộn thêm một ít vôi để khử trùng, rồi trộn thêm từ 1 – 2 % super lân rồi dùng bùn trát kín bề mặt ngoài của đống phân.
Phân ủ khoảng từ 4 – 6 ngày sau thì sẽ đạt nhiệt độ khoảng 60 độ C, tạo điều kiện cho các loài sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, phân giải hết các mầm bệnh. Lúc này, do các loại vi sinh vật hoạt động cực mạnh nên nhiệt độ của đống phân cũng tăng cao rất nhanh.
Ưu điểm của phương pháp ủ nóng là tiêu diệt tốt các loại cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh, thời gian ủ cũng không quá lâu, chỉ khoảng từ 30 – 40 ngày là đã có thể sử dụng để bón cho lan. Tuy nhiên, nhược điểm của nó chính là sẽ thất thoát khá nhiều đạm.
2. Phương pháp ủ nguội
Phương pháp này sẽ được thực hiện ngay sau khi lấy phân ra khỏi chuồng, chúng ta xếp phân thành từng lớp, trên mỗi lớp như vậy rắc thêm khoảng 2% lân, nén thật chặt. Tiếp đến, bề mặt ngoài cùng chúng ta phủ kín bằng đất bột hoặc bùn khô đập nhỏ.
Vì nén chặt nên trong đống phân sẽ bị thiếu ô xy, tạo thành môi trường yếm khí, tăng lượng cacbonic, khiến cho vi sinh vật chậm phát triển, do đó nhiệt độ cũng không thể tăng cao, chỉ đạt mức từ 30 – 35 độ C. Lúc này, đạm trong phân phần lớn sẽ ở dạng amôn cacbonat, rất khó phân hủy thành amoniac nên không làm ảnh hưởng nhiều tới lượng đạm trong phân như là phương pháp ủ nóng.
Với phương pháp ủ nóng, chúng ta cần từ 5 – 6 tháng thì mới có thể mang ra sử dụng. Tuy nhiên xét về mặt chất lượng thì tốt hơn rất nhiều so với phương pháp ủ nóng.
3. Phương pháp ủ nóng trước ủ nguội sau
Để thực hiện, chúng ta lấy phân trong chuồng ra và xếp thành các lớp chồng lên nhau, nhưng không nén chặt ngay mà để như vậy khoảng 5 – 6 ngày. Sau thời gian này, nhiệt độ đã đạt từ 50 – 60 độ C, chúng ta sẽ tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
Để phân ngấu nhanh hơn trong giai đoạn ủ nóng, bạn có thể sử dụng thêm một số loại phân khác để làm men, chẳng hạn phân gà, phân vịt, phân tằm, phân bắc. Các loại phân men này cần được thêm vào lúc lớp phân chưa bị nén chặt.
Ưu điểm của phương pháp này là sẽ rút ngắn được thời gian hơn so với phương pháp ủ nguội, mà lại không tổn hại quá nhiều đến lượng đạm.
ĐT
Bài khác
- Các chăm sóc lan hồ điệp đúng kỹ thuật
- Cập nhật giá lan hồ điệp
- Cách kích lan hồ điệp ra hoa đúng dịp
- Bí quyết chăm sóc lan Hồ Điệp trong chậu
- Kỹ thuật trồng lan hồ điệp
- Điều kiện trồng và chăm sóc lan Cattleya
- Chăm sóc lan Cattleya ghép gốc
- Cách trồng lan hồ điệp đúng kỹ thuật
- Kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan hồ điệp
- Kinh nghiệm trồng lan cattleya