Một số sâu bệnh gây hại trên lan Cattleya và cách phòng trừ

Trong quá trình chăm sóc lan cattleya chắc chắn không ít lần bạn sẽ bắt gặp các loại sâu bệnh, vi khuẩn, vi rút tấn công gây hại cây lan của bạn. Tùy vào từng loại sâu bệnh sẽ có biện pháp phòng trừ riêng mà người chơi lan cần phải nắm. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cách phòng trị các loại sâu hại và bệnh thường gặp trên lan cattleya cho bạn tham khảo:


1. Bệnh do sâu gây hại


+ Rệp son


Là loại rệp có vỏ màu nâu cho chở cho rệp bên trong, chúng thường bám vào lá, giá hành và ngay cả trên căn hành của lan cattleya để hút nhựa. Nguy hiểm hơn chúng có thể bám vào mắt ngủ hút nhựa và làm chết mắt ngủ. Để phòng trừ rệp son bạn có thể tiêu diệt chúng bằng tay hoặc dùng các loại thuốc mạnh như: Regent, Lanate, polytrin,…

 


+ Dán cánh và bọ trĩ


Chúng thường xuất hiện trên những chậu lan cattleya trồng bằng giá thể xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn, bánh dầu, phân bo,…Bạn có thể dùng các loại thuốc sát trùng như Bassa, Confidor,…nên phun ngừa 2 tháng/lần theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.


+ Nhện đỏ


Loài này rất nhỏ, phải dùng kính lúp mới quan sát được hình dạng của chúng nhưng lại có sức gây hại rất lớn cho cây lan của bạn. Chúng thường xuất hiện nhiều vào màu khô, ít hơn vào mùa mưa, sống ẩn nắp dưới lá già thành từng đám. Nơi nhện đỏ ấn nắp lá lan biến thành những chấm trắng nhỏ, sau đó nối với nhau biến thành màu đen và hén tàn dần.


Loài này có khả năng sinh sôi phát triển nhanh nên cần phải phun thuốc thường xuyên và liên tục để diệt cả con già và trứng. Theo đó, bạn có thể phun trừ nhện đỏ bằng thuốc Commite, Nissorun,…tốt nhất nên xịt vào lúc 8-9 giờ sáng thì vừa có nắng sẽ tiêu diệt chúng cao hơn.

 


2. Bệnh do nấm


+ Bệnh thối đen


Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn lan cattleyta có độ ẩm cao hoặc do tưới nước quá nhiều. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng khiến cây lan chết nhiều và nhanh chóng, nhất là đối với cây lan con. Ban đầu bệnh xuất hiện ở gốc và rễ sau đó lan dần lên thân cây. Khi mới phát bệnh chồi non của cây lan bị thối và có màu nâu, khi cầm thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũn và đầy nước.


Nguyên nhân xuất hiện bệnh thối đen trên lan cattleya cho do nấm Collectotrichum sp và Phytophthora sp, nhưng phần lớn là do Phytophthora sp gây ra. Do việc bón phân hòa tan không hết khi tưới sẽ khiến cây lan bị bầm ngọn và làm nấm bệnh gây hại. Hoặc cũng có thể do trong mùa mưa, nếu bạn bón phân không có hàm lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thối đen trên cây lan.

 


Biện pháp phòng trừ:


Khi phát hiện bệnh bạn nên tách cây bệnh ra riêng để phòng ngừa lây sang những cây khác. Bạn sử dụng thuốc ngừa cho những cây lan con hoặc nhúng chúng vào dung dịch ngừa nấm. Ở cây lớn thì bạn cát bỏ phần bị thối, nếu thối đọt thì cắt bỏ đọt và phun thuốc nấm vào. Bạn dùng các loại thuốc ngừa nấm như: Kasumin, TopsinM, CuzateM8,…


+ Bệnh đốm vòng


Cây lan bị bệnh xuất hiện những chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan rộng thành nhiều vòng tròn đồng tâm, sau đó sẽ cháy khô. Tùy vào điều kiện môi trường mà mầm bệnh có mức độ phát triển khác nhau, nếu mùa mưa thì lá lan sẽ bị thối ngay.


Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa nên bạn cần phải phòng ngừa trước cho cây lan bằng cách thường xuyên cắt bỏ lá bị bệnh, phun thuốc ngừa như: mancozep, Dithal, Vicaben,…


+ Bệnh khô lá


Bệnh khô lá trên lan cattleya sẽ làm lá bị khô và biến thành màu nâu nhạt, bệnh bắt đầu bằng một dấu chấm đen trên lá, làm lá khô dần hay từ gốc lá lan nhanh lên rồi khô cả hết lá. Nguyên nhân gây bệnh là do loại nấm Phylostica thường phát triển do bào tử và phát tán trong không khí nhờ gió.


Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc Score hay Super Titt, phun 5 ngày/lần cho đến khi hết bệnh.

 


+ Bệnh thối nâu


Ở lan cattleya còn xuất hiện những chấm màu xanh đậm trên lá, vết bệnh có hình tròn, lan rộng rất nhanh. Tế bào ở nơi vết bệnh biến thành màu nâu hoặc đen, mềm nhũn và chứa đầy nước. Nếu để lâu các vết bệnh sẽ lan ra cả cây lan.


Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, vì thế bạn nên giữ vườn không bị quá ẩm. Đồng thời, kết hợp dùng kháng sinh nông nghiệp như Agrimycin phun cho cả vườn và ngưng tưới nước 2-3 ngày. Hoặc có thể dùng 1gr Streptomycin + 2 viên tetracylin 500 hòa tan và 1,5 lít nước để trị bệnh cho cây lan.

 


3. Bệnh do vi khuẩn


Bệnh do vi khuẩn thường xuất hiện trên cây lan cattleya trong giai đoạn cắt chiết hoặc qua các côn trùng châm hút gây hại. Các biểu hiện cây lan cattleya bị nhiễm vi rút thường là lá có đốm trong, màu xanh không đều chỗ đậm chỗ nhạt. Hoa lan có màu không đều xen lẫn những vệt trắng, hoa nhỏ, cành ngắn, cây thường cằn cõi, không phát triển được.


Biện pháp phòng trừ: bệnh do viruts không có thuốc tiêu diệt mà bạn chỉ có thể diệt chúng bằng cách đốt bỏ cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ trước khi tách chiết và vệ sinh vườn lan sạch sẽ để đảm bảo an toàn nhé.

 


Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ những loại nấm bệnh gây hại trên lan cattleya và cách phòng trừ cho bạn tham khảo. Mọi nhu cầu bạn có thể liên hệ với chúng tôi để có thêm kinh nghiệm bổ ích cũng như chọn được lan cattleya giống đẹp, độc đáo cho vườn lan của mình nhé.


Lê Hằng