Bảng giá trần thạch cao

Trong những năm gần đây, làm trần nhà thạch cao là một xu hướng được khá nhiều người yêu thích. Điểm cộng của nó là tính thẩm mỹ và công năng sử dụng vượt trội. Thay vì sử dụng loại trần bằng gỗ, nhựa, gạch như truyền thống thì trần thạch cao có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Vậy giá làm trần thạch cao hiện này ra sao? Lưu ý gì khi làm trần thạch cao? Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời đầy đủ nhất bạn nhé!


1. Bảng giá trần thạch cao

STT

Sản phẩm trần vách thạch cao

Đơn giá (Vnđ/m2)

Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

1

Giá thi công trần thạch cao khung xương Hà Nội

130.000

2

Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường

145.000

Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm

3

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Hà Nội

140.000

4

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường

155.000

Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO – 4mm, tấm 60X60cm

5

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Hà Nội

170.000

6

Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường

185.000

Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

7

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Hà Nội

135.000

8

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường

150.000

Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

9

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Hà Nội

200.000

10

Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường

230.000

Ghi chú:

  1. Đơn giá chỉ áp dụng cho các đơn hàng từ 30m2 trở lên, nếu nhỏ hơn thì sẽ thỏa thuận trực tiếp tùy theo điều kiện thi công.
  2. Đơn giá trên là đơn giá cho phần thô, chưa bao gồm VAT và chỉ trong nội thành.

2. Những lưu ý làm trần thạch cao

+ Tìm hiểu rõ những mẫu trần

Trước khi quyết định lựa chọn thi công trần nhà thạch cao bạn phải hiểu được chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm như thế nào, điều đó giúp bạn đưa ra sự lựa chọn loại trần phù hợp với nhu cầu sử dụng và chủ đề của ngôi nhà.

Hiện nay, thị trường có hai loại trần thạch cao là trần nổi và trần chìm. Đối với trần chìm bạn có thể linh hoạt chọn loại trần phẳng hay trần giật cấp, kiểu cách, mẫu mã thì tùy theo không gian của ngôi nhà. Còn đối với trần nổi có nhiều mẫu mã, hoa văn trang trí theo chủ đề mà bạn thích, từ đó dễ dàng lựa chọn được một mẫu trần phù hợp với sở thích của mình.

Xét về tính năng, còn tùy vào từng đặc thù của không gian và cả nhu cầu sử dụng để bạn lựa chọn loại trần thạch cao chống cháy, chống ẩm, chịu lực, cách âm hay tiêu âm. Chỉ cần lựa chọn đúng hệ trần thạch cao thì nó sẽ góp phần phát huy được đối đa hiệu quả trần thạch cao mang lại, giúp cho không gian sống của bạn trở nên thoải mái và tiện nghi hơn hẳn.

+ Sử dụng vật tư đồng bộ chính hãng

Một tiêu chuẩn bắt buộc đối với trần nhà thạch cao đó là sự đồng bộ chính hãng, có như vậy mới đảm bảo được độ bền, duy trì tuổi thọ, phát huy tính năng hiệu quả và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

Phần khung xương là điểm mấu chốt quan trọng trong hệ trần và tường thạch cao. Do vậy, trước khi thi công bạn cần phải lựa chọn hệ khung xương đảm bảo chất lượng tốt nhất. Các khung xương chính hãng, đảm bảo chất lượng cho toàn bộ công trình.

Tấm thạch cao lý tưởng cho bạn đó là loại lõi mịn, cứng chắc, chất lượng lõi tấm đồng đều để giúp duy trì sự cứng chắc, dễ dàng bắn đinh giữ chắc, dễ uốn cong, đảm bảo độ cong tốt mà không bị bung giấy hay gãy khi uốn.


+ Tham khảo thông tin kỹ thuật

Bạn cần phải tìm hiểu và nắm bắt các thông tin kỹ thuật trước khi thi công trần thạch cao. Cách làm này đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong suốt quá trình thi công lắp đặt. bên cạnh đó, bạn cũng phải hiểu rõ được các quy định đi khung theo khẩu độ, khuyến cáo sử dụng từ nhà sản xuất hay cách lắp tấm, bắt vít. Việc thi công đúng kỹ thuật sẽ duy trì được độ bền của trần, đồng thời đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

+ Tìm đúng thợ thi công

Nhằm đảm bảo được độ bền của trần và tường thạch cao trong quá trình sử dụng cần phải có đội ngũ thi công chất lượng, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Khi bạn không nắm rõ được kỹ thuật xây dựng, đừng mạo hiểm mà hãy nhờ đến đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn những công việc từ đơn giản đến phức tạp nhất.

+ Các lưu ý quan trọng về thi công

- Thi công trần thạch cao chỉ được bắt đầu khi đã hoàn thiện xong phần cửa và cửa sổ. Ở các vị trí mở cần phải tạm đóng kín để không bị tác động bởi thời tiết, khí hậu.

- Trước khi thi công hệ trần các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện thì cần phải che phủ, sắp xếp và kê đỡ thích hợp, không để nó tiếp xúc với mặt đất.

- Cần tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật, khảo sát hiện trường, sau đó lập bản vẽ thi công sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống, đảm bảo khả năng chịu lực, chống cháy, đảm bảo tính thẩm mỹ khi thi công.

- Nếu có tường thạch cao, hệ thống trần sẽ giữ nhiệm vụ thi công sau khi hệ thống tường đã thi công xong.

- Lưu ý trần thạch cao có thể chịu được mức độ tải trong khác nhau theo khuyến cao của từng hệ trần.

Thùy Duyên