Công ty vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng

Sự ra đời của các công ty vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng đã mang lại cho các doanh nghiệp giải pháp tối ưu hơn trong vận tải các loại hàng hóa có trọng lượng nặng và kích thước lớn. Vậy, vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng là gì? Quy trình vận chuyển ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.


1. Hàng siêu trường siêu trọng là gì?


Chúng ta có định nghĩa về hàng siêu trường, siêu trọng như sau: hàng siêu trường, siêu trọng là những món hàng không thể tháo rời hoặc chia nhỏ, trọng lượng trên 32 tấn, khi xếp lên các phương tiện vận chuyển đường bộ thì kiện hàng có chiều dài lớn hơn 20 mét; Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét; Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ container), còn khi xếp lên các phương tiện vận chuyển đường sông có chiều dài từ 12 mét trở lên, chiều rộng trên 4m và chiều cao trên 3.5 m.

 

 

 


2. Quy trình vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng


Mỗi công ty vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng có thể sẽ có những quy trình với những khác biệt riêng. Tuy nhiên về cơ bản, để đảm bảo an toàn, hiệu quả thì việc vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng sẽ bao gồm các bước như sau:


*Khảo sát: Khâu này có vai trò cực kỳ quan trọng, bao gồm cả khảo sát tuyến đường và hàng hóa. Trong đó:


+Khảo sát tuyến đường: mục đích của việc khảo sát tuyến đường là để lên phương án vận chuyển và dự trù chi phí, xác định phương tiện vận chuyển phù hợp, hiệu quả. Ngoài ra, việc khảo sát trước tuyến đường cũng sẽ giúp công ty vận chuyển biết được đặc điểm của tuyến đường (các giao lộ, trạm đèn giao thông, các khúc cua, trạm thu phí, khả năng tiếp nhận của cầu cảng, khả năng xếp dỡ...)... để lên phương án cho một lộ trình an toàn, thích hợp hơn.


+Khảo sát hàng hóa: lô hàng siêu trường siêu trọng phải được khảo sát thực tế một cách cẩn thận về trọng lượng và kích thước để xác định phương tiện vận vải và tuyến đường phù hợp.


*Chằng buộc hàng hóa: công đoạn này cũng hết sức quan trọng, nhằm giúp đảm bảo hơn tính an toàn trong quá trình vận chuyển. Tùy thuộc vào đặc điểm kích thước, trọng lượng của hàng hóa mà doanh nghiệp vận tải sẽ có những phương án, thiết bị chằng buộc sao cho đảm bảo an toàn nhất. Các dây chằng buộc phải có tính chịu lực cao, bền, tránh được trường hợp đứt gãy do không chịu được lực. Với các mặt hàng cần chống trầy xước thì phải tiến hành chằng buộc lashing trên xe hoặc trên tàu.

 


*Tiến hành vận chuyển: Sau khi quá trình khảo sát và lên phương án, chằng buộc hàng hóa đã hoàn tất thì khâu tiếp theo sẽ là vận chuyển. Khâu này cần được theo dõi một cách sát sao bởi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận liên quan để đảm bảo độ an toàn cho hàng hóa và kịp tiến độ. Trong khâu này, khi xảy ra các sự cố phát sinh thì phải được thông báo kịp thời tới tất cả các bộ phận liên quan để đưa ra phương án giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí một cách tối đa.

 

ĐT


Bài khác