Bảng giá ván ép chịu nước

Ván ép chịu nước là một sáng tạo thông minh của ngành kỹ thuật gỗ, mang tính ứng dụng cao, không chỉ được tin dùng trong thiết kế - xây dựng mà còn rất được ưa chuộng lĩnh vực nội - ngoại thất. Nhưng ván ép chịu nước là gì, có những đặc tính nào, ưu nhược điểm ra sao, giá thành đắt hay rẻ? Dưới đây là những điều thú vị có thể bạn chưa biết về ván ép chịu nước.


1. Ván ép chịu nước là gì?


Ván ép chịu nước còn được gọi là ván ép chống ẩm. Loại ván ép này có cấu tạo từ các lớp gỗ mỏng, ép chặt với nhau bằng loại keo chuyên dụng (WBP - Water Boiled Proof có khả năng chống thấm nước) dưới nhiệt độ và áp suất cao, vì thế, sở hữu những đặc tính tuyệt vời như tính thẩm mỹ cao, chống nước tối ưu, bền bỉ theo thời gian,…


2. Đặc điểm và tính năng của ván ép chịu nước


- Ván ép chịu nước có khả năng chống thấm nước tốt, không bị phồng rộp như các loại ván ép thông thường khác.
- Ván ép chịu nước có khả năng chịu lực cao, không bị cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng.
- Bề mặt bằng phẳng và chống trầy xước, thuận tiện cho việc vệ sinh, lau chùi.
- Trọng lượng nhẹ hơn các loại ván ép khác, thuận tiện cho việc vận chuyển, thi công và lắp đặt.
- Dễ lắp ráp và tháo dỡ, đặc biệt là khả năng tái sử dụng cao.
- Phù hợp với mọi công trình nội - ngoại thất, kể cả những khu vực thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh hay chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt như ban công, hiên nhà, sân vườn.
- Là giải pháp thay thế gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường mà vẫn giữ được tính chất thân thiện và gần gũi.


3. Ưu và nhược điểm của ván ép chịu nước


Ưu điểm


- Kháng ẩm và chịu nước cực kỳ tốt, không lo mục ruỗng trong quá trình sử dụng.
- Chống nứt nẻ, cong vênh, co ngót, vặn xoắn.
- Khó bị tách lớp hay biến dạng dưới tác động của ngoại lực, thời tiết.
- Tính thẩm mỹ cao, mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho không gian sử dụng.


Nhược điểm


Nếu quá trình sản xuất không đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho ra những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến công năng sử dụng.


4. Thông số kỹ thuật và phân loại ván ép chịu nước


Thông số kỹ thuật

 

STT

Đặc điểm

Thông số

1

Kích thước

1220 x 2440mm

2

Độ dày

4, 6, 9, 12, 16, 19, 25 mm

3

Số lớp gỗ

Số lẻ (3,5,7,9,…)

4

Lực ép ruột ván

150 tấm/m2

5

Trọng lượng

700 - 800 kg/m3

6

Độ ẩm

25 - 30%

7

Lực phá vỡ mặt keo

15 - 18 kg/cm2

8

Kéo dọc thớ

500 kg/cm2

9

Kéo ngang thớ

300 kg/cm2

10

Nguyên liệu gỗ

Bạch đàn, bạch dương, anh đào, sồi, keo,…

11

Keo

Keo Phenol Formaldehyde (PF)

 


Phân loại


Dựa vào chất liệu gỗ và quá trình gia công mà ván ép chịu nước được chia thành 2 loại là ván ép gỗ cứng và ván ép gỗ mềm. Trong đó:


- Ván ép gỗ cứng: Được làm từ các loại gỗ cứng như gỗ thông, gỗ bạch dương,…
- Ván ép gỗ mềm: Được làm từ các loại gỗ mềm như gỗ Lauan, gỗ bulo,…


5. Giá ván ép chịu nước

 

STT

Quy cách

Giá bán (VNĐ/tấm)

1

1000 x 2000 x 3mm

105.000

2

1000 x 2000 x 5mm

153.000

3

1000 x 2000 x 6mm

155.000

4

1000 x 2000 x 8mm

250.000

5

1000 x 2000 x 10mm

275.000

6

1000 x 2000 x 12mm

285.000

7

1000 x 2000 x 14mm

325.000

8

1000 x 2000 x 16mm

335.000

9

1000 x 2000 x 20mm

395.000

10

1220 x 2440 x 3mm

145.000

11

1220 x 2440 x 4mm

175.000

12

1220 x 2440 x 5mm

185.000

13

1220 x 2440 x 6mm

215.000

14

1220 x 2440 x 8mm

265.000

15

1220 x 2440 x 9mm

295.000

16

1220 x 2440 x 10mm

325.000

17

1220 x 2440 x 12mm

365.000

18

1220 x 2440 x 14mm

425.000

19

1220 x 2440 x 18mm

525.000

20

1220 x 2440 x 20mm

595.000

 

Lưu ý:

Đơn giá chưa bao gồm thuế VAT 10%

Đơn giá bao gồm phí vận chuyển trong nội thành với số lượng 100 tấm/lần

Lê Trinh