Bảng giá ván MDF
Ngày đăng: 03/01/2019, 06:06
Trước sự “khủng hoảng” của gỗ tự nhiên, sự ra đời của các sản phẩm gỗ ván ép, trong đó có ván MDF được cho là giải pháp thay thế tuyệt vời trong xây dựng và thiết kế nội thất. Tính đến thời điểm hiện tại, ván MDF đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay bởi những đặc tính ưu việt.
1. Tiêu chuẩn tỷ trọng ván MDF
STT |
Tiêu chuẩn |
Tỷ trọng |
1 |
Tỷ trọng trung bình |
700 - 800 kg/m3 |
2 |
Tỷ trọng lõi |
600 - 700 kg/m3 |
3 |
Tỷ trọng bề mặt |
1000 - 1100 kg/m3 |
4 |
Tỷ trọng MDF (HDF) |
Trên 800 kg/m3 |
5 |
Tỷ trọng MDF nhẹ (LDF) |
Dưới 650 kg/m3 |
6 |
Tỷ trọng MDF siêu nhẹ (ULDF) |
Dưới 550 kg/m3 |
2. Độ dày và khối lượng ván MDF
STT |
Độ dày |
Khối lượng |
1 |
6,5mm |
5,0 kg/m2 |
2 |
9,0mm |
6,3 kg/m2 |
3 |
12,0mm |
8,4 kg/m2 |
4 |
16,0mm |
11,0 kg/m2 |
5 |
19,0mm |
14,0 kg/m2 |
3. Bảng giá ván MDF
STT |
Tên sản phẩm |
Kích thước |
Đơn vị tính |
Đơn giá (VNĐ) |
1 |
Ván MDF 5mm |
1220 x 2440 |
Tấm |
115.000 |
2 |
Ván MDF 9mm |
1220 x 2440 |
Tấm |
170.000 |
3 |
Ván MDF 12mm |
1220 x 2440 |
Tấm |
215.000 |
4 |
Ván MDF 15mm |
1220 x 2440 |
Tấm |
255.000 |
5 |
Ván MDF 6mm chống ẩm |
1220 x 2440 |
Tấm |
175.000 |
6 |
Ván MDF 12mm chống ẩm |
1220 x 2441 |
Tấm |
290.000 |
7 |
Ván MDF 15mm chống ẩm |
1220 x 2442 |
Tấm |
335.000 |
8 |
Ván MDF 17mm chống ẩm |
1220 x 2443 |
Tấm |
370.000 |
4. Quy trình sản xuất ván MDF
Ván MDF được sản xuất theo 1 trong 2 quy trình là quy trình ướt và quy trình khô.
- Quy trình sản xuất khô: Hỗn hợp bột gỗ, keo và phụ gia được đưa vào máy trộn - sấy sơ bộ theo tỷ lệ yêu cầu rồi tiến hành trộn. Sau đó chuyển qua dàn trải thành những lớp có chiều dày và kích cỡ yêu cầu rồi chuyển qua máy ép nhiệt. Tại đây, các lớp ván sẽ được ép sơ bộ lần thứ nhất rồi ép dính 3 lớp lại với nhau lần thứ hai. Nhiệt độ ép được thiết lập trước đó có khả năng làm khô hơi nước và giúp keo đóng rắn từ từ. Cuối cùng, tấm ván sẽ được gia công cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
- Quy trình sản xuất ướt: Bột gỗ với phụ gia được làm ướt rồi vón thành vảy, sau đó dàn trải trên mâm ép và ép sơ bộ lần thứ nhất. Sau khi đạt độ dày yêu cầu, tấm ván sẽ được chuyển qua khâu cán hơi nhiệt để nén chặt 2 mặt và hút hết nước ra. Cuối cùng, gia công cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại thành những tấm ván MDF hoàn chỉnh.
5. Ưu, nhược điểm ván MDF
- Ưu điểm: Không bị cong vênh, co ngót hay mối mọt, đặc biệt là giá thành rẻ hơn nhiều gỗ tự nhiên nhờ quy trình sản xuất hàng loạt. Bên cạnh đó, ván MDF có cấu tạo đồng nhất nên có thể cưa cắt thành nhiều kích thước khác nhau mà không lo sứt mẻ hay vỡ cạnh. Ngoài ra, bề mặt nhẵn mịn, có thể phủ Melamine hay Laminate theo sở thích, đồng thời, khổ rộng nên dễ dàng sản xuất các món đồ lớn mà không cần “chắp vá”.
- Nhược điểm: Nếu không phải là loại chống ẩm thì khả năng chịu nước kém. Tuy khổ rộng nhưng độ dày lại thấp, vì thế, nếu để sản xuất các sản phẩm yêu cầu độ dày lớn thì phải “chắp vá”. Đặc biệt, bề mặt khó có thể chạm trổ những chi tiết tinh vi, sắc sảo như gỗ tự nhiên.
6. Ứng dụng ván MDF
Ứng dụng điển hình của ván MDF là thay thế ván gỗ tự nhiên để làm đồ nội thất, nhất là nội thất văn phòng và nhà ở. Thường thì người ta sừ dụng ván MDF để đóng bàn ghế, kệ sách, giường ngủ, tủ quần áo, tủ bếp,… bởi các ưu điểm như khổ lớn, ít bị co ngót, chống ẩm, đặc biệt là thân thiện với môi trường và an toàn với con người.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm ván MDF tốt nhất để đáp ứng tối đa yêu cầu sử dụng.
Lê Trinh
Bài khác
- Giá ván ép cốp pha
- Lưu ý khi chọn vách ngăn bằng ván ép
- Tham khảo bảng giá ván ép cốp pha
- Ứng dụng chưa biết của ván ép cốp pha
- Khi nào nên lắp vách ngăn bằng ván ép?
- Kinh nghiệm chọn vách ngăn bằng ván ép
- Bảng giá ván ép cốp pha chi tiết
- Đặc điểm, bảng giá ván ép cốp pha
- Giá các loại ván ép
- Ván ép làm từ mùn cưa