Gỗ MDF là gì?
Ngày đăng: 05/07/2019, 02:40
Gỗ MDF là gì? Có mấy loại? ưu nhược điểm cũng như đặc tính của chúng ra sao? đây chắc chắn là thắc mắc của không ít người dùng khi đang có nhu cầu chọn mua các dòng sản phẩm nội thất làm từ các loại gỗ ép công nghiệp.
1. Gỗ MDF là gì?
MDF là loại gỗ công nghiệp, được tạo nên từ thành phần chính là các mảnh vụn, nhánh cây của gỗ tự nhiên ngắn ngày. Các thành phần vật liệu này được nghiền nhỏ bằng máy rồi tạo thành sợi gỗ nhỏ cellulo, khử bỏ các tạp chất, khoáng nhựa, sau cùng được đưa vào máy trộn có keo và các chất kết dính chuyên dụng để ép thành tấm.
2. Các loại gỗ MDF
Hiện nay trên thị trường có 4 loại gỗ MDF được phân loại dựa trên chủng loại gỗ sử dụng để làm bột gỗ cùng các chất kết dính và phụ gia. Cụ thể 4 loại đó là:
– MDF nội thất (dùng để đóng các vật dụng nội thất)
– MDF chịu nước, chống ẩm (Dùng để đóng các món đồ sử dụng trong môi trường ngoài trời hoặc tại các vị trí ẩm ướt như nhà tắm, nhà bếp.
– MDF mặt trơn: là loại có thể sơn ngay để có được màu sắc theo yêu cầu mà không đòi hỏi phải chà nhám quá nhiều.
– MDF mặt không trơn: được sử dụng để tiếp tục dán ván lạng Veneer.
3. Ưu điểm của gỗ MDF
Gỗ MDF sở hữu khá nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
+Không xảy ra tình trạng cong vênh, co ngót hoặc bị mối mọt tấn công như trên gỗ tự nhiên.
+Bề mặt đảm bảo được độ bằng phẳng tuyệt đối, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa tạo sự dễ dàng trong quá trình thi công đóng đồ nội thất.
+Giá bán rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, thậm chí chỉ bằng ½ - 1/4, tùy loại.
+Cho phép kết hợp dễ dàng với các loại vật liệu bề mặt khác để đảm bảo hơn về tính thẩm mỹ lẫn độ bền, chẳng hạn như: veneer, acrylic, melamine, laminate vv…
+Nguyên liệu là cây trồng ngắn ngày, rất dễ kiếm, không gây ra nạn chặt phá rừng, ảnh hưởng môi trường sinh thái.
+Thi công nhanh chóng, dễ dàng.
+Nhiều màu sắc, thích hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau.
4. Nhược điểm của gỗ MDF
Bên cạnh những ưu điểm đã liệt kê ở trên, dòng gỗ công nghiệp MDF vẫn còn tồn tại những nhược điểm như:
+Tính chịu nước, chịu ẩm không cao.
+Không thể sử dụng để tạo các món nội thất có chi tiết chạm trổ phức tạp, cầu kỳ và bắt mắt như là gỗ tự nhiên.
+Bị giới hạn về độ dày và độ dẻo dai.
+Không hoàn toàn thân thiện với sức khỏe người dùng do thành phần có chứa các chất hóa học.
5. Ứng dụng của gỗ MDF
Tùy thuộc vào thành phần của bột gỗ và các chất phụ gia, chất kết dính mà các loại gỗ MDF sẽ được ứng dụng trong những lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, loại phủ veneer thường được dùng để sản xuất đồ nội thất gia đình; loại có thành phần sợi composite pha phụ gia chống ẩm thì được sử dụng để sản xuất các sản phẩm ngoại thất.
Trên đây là một số chia sẻ về những ưu – nhược điểm và ứng dụng của gỗ MDF. Để được tư vấn kỹ hơn về cách chọn lựa, cung cấp các sản phẩm nội thất từ gỗ MDF và báo giá chi tiết, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay hôm nay.
ĐT
Bài khác
- Giá ván ép cốp pha
- Lưu ý khi chọn vách ngăn bằng ván ép
- Tham khảo bảng giá ván ép cốp pha
- Ứng dụng chưa biết của ván ép cốp pha
- Khi nào nên lắp vách ngăn bằng ván ép?
- Kinh nghiệm chọn vách ngăn bằng ván ép
- Bảng giá ván ép cốp pha chi tiết
- Đặc điểm, bảng giá ván ép cốp pha
- Giá các loại ván ép
- Ván ép làm từ mùn cưa