Ván ép làm từ mùn cưa

Ván ép từ mùn cưa là sản phẩm hiện khá thông dụng trên thị trường bởi sở hữu các ưu điểm về tính thẩm mỹ, giá thành dễ tiếp cận... trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất loại ván ép công nghiệp này.


1. Chuẩn bị nguyên liệu


Vì là ván ép làm từ mùn cưa nên dĩ nhiên, thành phần cốt yếu của nó chính là mùn cưa, ván vụn, ngoài ra còn có các loại phế phẩm khác từ gỗ.


2. Nghiền nhỏ nguyên liệu


Nguyên liêu sau khi qua khâu sơ chế sẽ được cho vào máy nghiền để nghiền nát theo tiêu chuẩn nhất định của nhà sản xuất. Thường thì máy nghiền nguyên liệu sẽ phải có công công suất phù hợp thì mới có thể cho ra mùn cưa đạt tiêu chuẩn cũng như hiệu suất làm việc nhanh nhất.

 


3. Sàng lọc nguyên liệu


Đây là một trong những công đoạn rất quan trọng, giúp đảm bảo hơn cho chất lượng của sản phẩm. Trong khâu này, nguyên liệu sau khi nghiền nát sẽ được sàng lọc thêm một lần nữa để đảm bảo hơn cho chất lượng của sản phẩm. Yêu cầu sau cuối là nguyên liệu phải sạch, đồng đều, không lẫn tạp chất. Để đảm bảo tiêu chuẩn thì công việc này sẽ được thực hiện bởi máy sàng có độ rung lắc ổn định.


4. Sấy khô nguyên liệu


Mùn cưa sau khi đã đã được sàng lọc kỹ sẽ tiếp tục với khâu sấy khô. Công đoạn này nhằm đảm bảo tăng cường chất lượng sản phẩm, đảm bảo độ bền cao nhất và đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ nấm ốc cho nguyên liệu lẫn thành phẩm trong quá trình sử dụng về sau.


5. Phối trộn hỗn hợp


Trong khâu này, các nguyên liệu gồm mùn cưa, dăm bào, keo, nước và các chất phụ trợ khác sẽ được trộn lẫn với nhau bằng máy trộn chuyên dụng, sao cho tạo thành một hỗn hợp đồng nhất mà không hề bị vón cục.

 

 


6. Ép


Trong khâu này, nguyên liệu sau khi được xử lý kỹ sẽ đưa vào máy ép để ép thành tấm thành phẩm, thường thì máy ép được sử dụng sẽ có thông số như sau:


Máy ép có lực ép: 26KN


Khuôn ép có kích thước: 500x300x50 mm


Máy ép theo phương thẳng đứng, hành trình lên xuống 420mm.


Máy trang bị động cơ điện.


Trang bị hệ thống xử lý nhiệt, điện…


Trang bị hệ thống điều khiển tự động và điều khiển thủ công.

 


7. Sấy khô ván


Ván sau khi thành hình và cho vào máy ép thì vẫn sẽ có độ ẩm nhất định bên trong chứ chưa khô hoàn toàn. Do đó công đoạn tiếp theo là phải sấy khô để đảm bảo hơn chất lượng và độ bền trong quá trình sử dụng. Từng tấm ván sẽ được đưa vào máy sấy chuyên dụng với mức nhiệt cao, đảm bảo bốc hơi hết hơi ẩm trong tấm ván.


8. Làm sạch ván


Để đảm bảo hơn tính thẩm mỹ và độ bền cho ván thì sau khi sấy, cần phải cắt bỏ các phần thừa ở các góc, cạnh, sau đó tiến hàng đánh nhám và loại bỏ các vết bẩn trên bề mặt.


9. Kiểm tra sản phẩm


Để được xuất xưởng, ván phải trải qua công đoạn cuối cùng là kiểm tra sản phẩm về độ nhám, độ bóng, kích thước, hình dạng, phân loại và đóng gói.

 

ĐT