5 lưu ý bạn cần biết khi xét nghiệm ADN bằng mẫu máu

Trong các phương pháp xác định quan hệ huyết thống, xét nghiệm ADN từ mẫu máu hiện được xem là lựa chọn phổ biến và có độ chính xác cao. Nếu bạn đang quan tâm đến kỹ thuật này và có ý định thực hiện, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin quan trọng dưới đây để có cái nhìn toàn diện, rõ ràng hơn về phương pháp, cũng như 5 lưu ý quan trọng nhất định phải biết.

1. Cơ sở khoa học

Trong máu người chứa rất nhiều tế bào bạch cầu, nơi lưu trữ các phân tử ADN mang mã di truyền đặc trưng của mỗi cá nhân. Vì thế, sử dụng máu để phân tích ADN là hoàn toàn khả thi và có độ chính xác rất cao.

Không chỉ vậy, máu còn được xem là mẫu vật lý tưởng vì ADN trong máu thường có độ ổn định tốt, ít bị tác động bởi yếu tố môi trường bên ngoài. Nhờ tính chất này, xét nghiệm ADN bằng máu có thể cho kết quả đúng đến 99,99%, giúp xác định mối quan hệ huyết thống một cách gần như tuyệt đối.

Đặc biệt hơn, kỹ thuật này còn có thể áp dụng ngay từ giai đoạn thai kỳ. Cụ thể, sau tuần thứ 10 của thai kỳ, một lượng nhỏ ADN của thai nhi đã bắt đầu lưu thông trong máu mẹ. Các chuyên gia có thể thu thập máu mẹ và phân tích ADN của thai nhi bằng nhiều phương pháp khác nhau.


2. 5 lưu ý bạn cần biết khi xét nghiệm ADN bằng mẫu máu

Mặc dù xét nghiệm ADN bằng máu là phương pháp hiệu quả, bạn vẫn cần lưu ý 5 điều sau để đảm bảo kết quả phân tích là chính xác nhất:

- Lưu ý thứ nhất: Không lấy mẫu ngay sau khi truyền máu hoặc cấy ghép tủy. Các tế bào máu ngoại lai có thể làm thay đổi thành phần ADN trong mẫu, dẫn đến kết quả sai lệch. Nếu bạn vừa truyền máu, hãy chờ tối thiểu 3 tháng trước khi tiến hành lấy mẫu.

- Lưu ý thứ 2: Không có dụng cụ chuyên dụng vẫn có thể thu mẫu. Nếu bạn không có sẵn bộ kit xét nghiệm, có thể thay thế bằng bông gòn, vải sạch hoặc tăm bông tiệt trùng để thấm vài giọt máu. Không cần phải lấy nhiều máu tươi hay đựng vào ống nghiệm, miễn là dụng cụ sạch và được bảo quản đúng cách.

- Lưu ý thứ 3: Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mẫu máu. Sau khi đã thấm máu vào vật liệu chứa, không nên chạm tay vào vùng đã dính máu. Việc này giúp hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn hoặc các chất có thể làm biến đổi ADN, từ đó ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.

- Lưu ý thứ 4: Gửi mẫu sớm nhất có thể. Sau khi thu mẫu, hãy gửi đến trung tâm phân tích trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo mẫu không bị phân hủy hay ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường.

- Luu ý thứ 5: Tuân thủ hướng dẫn thu mẫu. Mỗi trung tâm xét nghiệm sẽ có hướng dẫn cụ thể kèm theo bộ thu mẫu. Hãy đảm bảo bạn làm đúng theo các bước được cung cấp để quá trình phân tích được tiến hành suôn sẻ và chính xác.


3. Mẹo hay lấy mẫu máu nhanh gọn và chuẩn xác

Để việc lấy mẫu máu được thuận tiện và hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau:

- Làm ấm và vận động tay trước khi lấy mẫu: Việc vẫy nhẹ tay hoặc ngâm tay vào nước ấm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Khi máu dồn xuống đầu ngón tay, bạn sẽ dễ dàng thu được giọt máu đầu tiên mà không cần nặn nhiều lần.

- Giữ cơ thể thư giãn: Trong lúc thu mẫu, hãy ngồi thoải mái và thả lỏng cánh tay. Việc gồng cứng tay có thể khiến việc lấy máu khó khăn hơn và gây đau nhức không cần thiết.

- Chờ giọt máu đủ lớn mới thấm vào giấy: Sau khi dùng kim chích, nên đợi cho giọt máu hình thành rõ ràng rồi mới đưa vào vật liệu chứa. Nếu thấm máu khi giọt còn nhỏ, bạn sẽ phải nặn nhiều lần, khiến mẫu có nguy cơ bị đông và khó sử dụng.

- Chọn điểm chích máu hợp lý: Không nhất thiết phải chích vào chính giữa đầu ngón tay – nơi thường rất nhạy cảm. Thay vào đó, hãy chọn vùng cạnh bên của ngón tay để giảm cảm giác đau mà vẫn đảm bảo lượng máu đủ dùng.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về việc xét nghiệm ADN bằng mẫu máu. Nếu bạn đang cân nhắc thực hiện xét nghiệm để xác minh quan hệ huyết thống hoặc phục vụ các mục đích khác, đừng ngần ngại tìm đến các cơ sở uy tín như Viện Sinh học Phân tử LOCI để được tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp nhé!

Thùy Duyên