Cách chọn loại mẫu xét nghiệm ADN thuận tiện và chuẩn xác nhất

Theo thời gian, xét nghiệm ADN đã trở thành công cụ quan trọng giúp xác định nguồn gốc, huyết thống và sức khỏe gen. Tuy nhiên, nhiều người do chọn loại mẫu phẩm không phù hợp đã khiến quá trình này trở nên phức tạp, chi phí cao mà tính chính xác lại không được đảm bảo. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cách thức chọn mẫu sinh phẩm sao cho thuận tiện, chuẩn xác nhất, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

1. Phân biệt các loại mẫu xét nghiệm ADN

Có sự khác biệt đáng kể giữa các loại mẫu xét nghiệm ADN, đặc biệt về mức độ phức tạp khi tiến hành kiểm tra. Các mẫu xét nghiệm ADN thường được chia làm hai nhóm chính gồm mẫu dễ thực hiện và mẫu khó thực hiện.

1.1. Mẫu xét nghiệm ADN dễ thực hiện

Nhóm này bao gồm các mẫu phổ biến như máu, nước bọt (lấy từ niêm mạc miệng), tóc có chân, móng tay, cuống rốn,… Các loại mẫu này thường dễ thực hiện xét nghiệm và cho kết quả nhanh.

Đặc điểm của mẫu xét nghiệm ADN dễ thực hiện:

- Lượng ADN phong phú: Những mẫu như máu, móng tay hoặc tóc chỉ cần một lượng nhỏ là đã có đủ ADN để xét nghiệm. Ví dụ, chỉ với 5-7 ml máu hoặc 5-7 sợi tóc có chân là đủ để tiến hành xét nghiệm.

- Quá trình tách ADN đơn giản: Các mẫu dễ thực hiện không cần quá nhiều công đoạn xử lý, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hóa chất.

- Thời gian trả kết quả nhanh: Với công nghệ hiện đại, các mẫu dễ thực hiện có thể trả kết quả chỉ trong vòng vài giờ. Riêng đối với mẫu móng tay, thời gian có thể lâu hơn nhưng vẫn chỉ từ 1-2 ngày.

1.2. Mẫu xét nghiệm ADN khó thực hiện

Những mẫu này bao gồm các loại sinh phẩm đặc biệt như đầu lọc thuốc lá, kẹo cao su đã nhai, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tinh dịch,... Các mẫu này thường đòi hỏi quy trình phức tạp hơn do lượng ADN trong mẫu thấp hoặc dễ bị lẫn tạp chất.

Đặc điểm của mẫu xét nghiệm ADN khó thực hiện:

- Lượng ADN thấp: Các mẫu sinh phẩm đặc biệt thường chứa rất ít ADN, đôi khi không đủ để thực hiện xét nghiệm nếu mức độ lẫn tạp chất cao.

- Quy trình xử lý phức tạp: Để tách được ADN từ các mẫu này, cần phải lọc bỏ tạp chất kỹ lưỡng, đồng thời thực hiện nhiều bước xử lý.

- Thời gian trả kết quả lâu hơn: Quá trình phân tích các mẫu này kéo dài hơn nhiều so với các mẫu dễ thực hiện, thường từ 4-8 ngày tùy tình trạng mẫu.


2. Những rắc rối có thể gặp khi xét nghiệm ADN với mẫu khó

Sử dụng mẫu khó có thể mang lại nhiều rủi ro hơn, đặc biệt khi mẫu có quá ít ADN, bị nhiễm bẩn nghiêm trọng hoặc chứa ADN từ nhiều nguồn (chẳng hạn dùng chung một đầu lọc thuốc lá). Những trường hợp này dễ dẫn đến khả năng xét nghiệm không cho ra kết quả.

Chẳng hạn, nước bọt thu trực tiếp từ miệng chứa ADN với nồng độ cao 100-1500 ng/ml và ít lẫn tạp chất. Tuy nhiên, nếu mẫu nước bọt lấy từ đầu lọc thuốc lá hay bã kẹo cao su, lượng ADN có thể ít đi đáng kể và lẫn nhiều tạp chất, đòi hỏi nhiều công đoạn xử lý để phân tách ADN. Chính điều này làm cho quy trình xét nghiệm các mẫu như đầu lọc thuốc lá, bã kẹo cao su trở nên phức tạp và tốn thời gian hơn.

3. Cách chọn loại mẫu xét nghiệm ADN thuận tiện và chuẩn xác nhất

Do mọi loại mẫu ADN đều có thể cung cấp kết quả chính xác, việc lựa chọn loại mẫu tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng và điều kiện thực tế khi thu mẫu.

3.1. Tự thu mẫu tại nhà cho xét nghiệm ADN tự nguyện

Khi thực hiện xét nghiệm ADN tự nguyện để xác định huyết thống, khách hàng có thể tự thu mẫu tại nhà với các mẫu dễ thu như tóc có chân hoặc móng tay/chân. Các mẫu này dễ thu thập, dễ bảo quản và gần như không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay độ ẩm trong nhiều tháng.

Trong trường hợp không thể lấy được mẫu tóc hoặc móng tay, có thể sử dụng các mẫu thay thế như đầu lọc thuốc lá, kẹo cao su đã nhai, bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc quần lót đã sử dụng.


3.2. Thu mẫu tại trung tâm xét nghiệm hoặc do chuyên viên thu tại nhà

Trong trường hợp xét nghiệm ADN phục vụ các thủ tục pháp lý như khai sinh, ly hôn, bảo lãnh nhập tịch, phân chia tài sản,… việc tự thu mẫu là không được phép. Chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ trực tiếp thu mẫu tại trung tâm hoặc tại nhà khách hàng.

Khi thu mẫu trực tiếp, chuyên viên thường sử dụng các mẫu như máu hoặc nước bọt từ niêm mạc miệng vì chúng có nồng độ ADN cao, ít lẫn tạp chất, và gần như không bị biến đổi khi thu bởi chuyên viên. Điều này giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian tối đa cho khách hàng.

Hy vọng rằng qua những thông tin trên, bạn đã biết cách lựa chọn mẫu phẩm dùng để xét nghiệm ADN sao cho thuận tiện, chính xác nhất. Liên hệ với Viện LOCI nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm bạn nhé!

Thùy Duyên