Mẫu móng tay lấy thế nào là đạt chuẩn để xét nghiệm ADN?

Xét nghiệm ADN bằng móng tay là một phương pháp phân tích di truyền hiện đại, được sử dụng phổ biến trong xác định quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả thu được chính xác nhất, việc thu thập mẫu đúng cách là yếu tố cực kỳ quan trọng. Vậy, mẫu móng tay lấy thế nào là đạt chuẩn để xét nghiệm ADN?

1. Khái niệm

Xét nghiệm ADN bằng móng tay là quá trình phân tích thông tin di truyền từ mẫu móng tay, để xác định mối quan hệ huyết thống giữa hai hoặc nhiều người. Do móng tay chứa ADN của cơ thể, phương pháp này hoàn toàn có thể được sử dụng thay thế cho các mẫu sinh phẩm khác như máu, tóc hoặc niêm mạc miệng. Nhờ tính tiện lợi và dễ thu thập, xét nghiệm ADN bằng móng tay đang ngày càng được nhiều người lựa chọn.

2. Độ chính xác

Theo các nghiên cứu khoa học, xét nghiệm ADN bằng móng tay có độ chính xác lên đến 99,99999%, tương đương với các phương pháp xét nghiệm ADN khác. Điều này được giải thích dựa trên cấu trúc của móng tay và sự tồn tại của ADN trong đó.

Móng tay được hình thành từ nhiều lớp keratin (lớp sừng), một loại protein cứng. Mặc dù không có mạch máu hay dây thần kinh nhưng trong quá trình hình thành, móng tay vẫn giữ lại một lượng tế bào chứa ADN.

Do đó, dù không phổ biến bằng các mẫu dạng lỏng như máu hoặc tế bào niêm mạc miệng, nhưng móng tay vẫn là một nguồn sinh phẩm phù hợp cho xét nghiệm ADN, đặc biệt trong các tình huống khó tiếp cận với những loại mẫu khác.


3. Ưu điểm

Xét nghiệm ADN bằng móng tay mang lại nhiều lợi ích đáng kể, giúp quá trình xét nghiệm trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Một số ưu điểm nổi bật gồm:

- Độ chính xác cao: Với khả năng xác định ADN gần như tuyệt đối, kết quả xét nghiệm bằng móng tay hoàn toàn đáng tin cậy, có thể sử dụng trong nhiều trường hợp xác định quan hệ huyết thống.

- Thu mẫu dễ dàng, không gây đau: Không giống như xét nghiệm ADN bằng máu, việc lấy mẫu móng tay không cần đến dụng cụ y tế chuyên dụng. Người xét nghiệm có thể tự thu mẫu tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế.

- Bảo quản lâu dài: Móng tay sau khi được cắt khỏi cơ thể vẫn có thể sử dụng để xét nghiệm trong vòng 6 - 12 tháng nếu được bảo quản đúng cách. Điều này giúp người xét nghiệm có thể linh hoạt về thời gian gửi mẫu đến trung tâm xét nghiệm, mà không lo chất lượng mẫu bị ảnh hưởng.

- Đảm bảo tính bảo mật: Trong một số trường hợp cần xác định quan hệ huyết thống một cách kín đáo, việc thu mẫu móng tay có thể thực hiện bí mật mà không cần sự hợp tác của đối tượng xét nghiệm. Điều này mang lại sự thuận tiện cho người có nhu cầu kiểm tra, nhưng không muốn làm ảnh hưởng đến người khác.


4. Mẫu móng tay lấy thế nào là đạt chuẩn để xét nghiệm ADN?

Để quá trình xét nghiệm ADN diễn ra thuận lợi, mẫu móng tay cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Khi thu mẫu, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Cắt sát chân móng: Đoạn móng tay gần gốc móng chứa nhiều tế bào hơn, giúp tăng lượng ADN thu thập được. Do đó, khi lấy mẫu, hãy cố gắng cắt sát phần thịt của móng.

- Thu đủ số lượng: Trung tâm xét nghiệm thường yêu cầu cung cấp từ 5 - 7 mảnh móng tay để đảm bảo có đủ ADN để phân tích.

- Bảo quản đúng cách: Sau khi thu mẫu, móng tay cần được đặt trong túi giấy sạch, tránh tiếp xúc với nước hoặc hóa chất để hạn chế nguy cơ bị hư hỏng. Không nên sử dụng túi nhựa vì có thể tạo môi trường ẩm mốc làm giảm chất lượng mẫu.

Nếu tuân thủ các hướng dẫn trên, việc xét nghiệm ADN bằng móng tay sẽ diễn ra suôn sẻ, hạn chế tối đa nguy cơ sai lệch kết quả.

5. Lời kết

Xét nghiệm ADN bằng móng tay là một phương pháp tiên tiến với độ chính xác gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả thu được chuẩn xác nhất, bạn cần thu và bảo quản mẫu đúng cách. Nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm ADN bằng móng tay, hãy tìm hiểu kỹ hướng dẫn lấy mẫu, cũng như lựa chọn trung tâm xét nghiệm uy tín như Viện Sinh học Phân tử LOCI để có kết quả đáng tin cậy nhất!

Thùy Duyên